| Hotline: 0983.970.780

Tâm sự buồn của những cô dâu xứ Đài

Thứ Ba 17/07/2012 , 11:54 (GMT+7)

Rất nhiều cô gái lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc gặp chuyện bất hạnh, bởi sự vô tâm của những người thân nơi quê nhà.

Rất nhiều cô gái lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc đã có cuộc sống tương đối, được gia đình chồng tôn trọng, có việc làm ổn định, hằng tháng vẫn gửi tiền về phụ giúp gia đình. Nhưng, vẫn có nhiều cô gặp chuyện bất hạnh, bởi sự vô tâm của những người thân nơi quê nhà.

>> Khi câu ca dao lạc mốt

ĐIỀU KHÓ TỎ CÙNG MẸ CHA

Biết tôi đang đi tìm tư liệu về những cô dâu Việt lấy chồng ngoại, ông H., chủ một tiệm vàng B.H lớn nhất nhì ở TP Vĩnh Long (Vĩnh Long) nói: “Do tiệm tôi đổi ngoại tệ cao hơn các tiệm khác vài giá nên tôi được gặp rất nhiều cô lấy chồng Đài Loan đến đổi ngoại tệ. Ban đầu, mấy cô đến hỏi giá, xong không đổi ngay mà đi hỏi vài tiệm xung quanh. Biết chắc tiệm tôi đổi cao hơn mấy cô mới quyết định quay lại, dù chỉ cao hơn các tiệm khác vài ngàn đồng. Nói chuyện với mấy cô, tôi mới biết, trong khi các cô vất vả ở nước ngoài, góp nhặt từng đồng để gửi về thì ở nhà, cha mẹ suốt ngày la cà, tổ tôm, các anh chị em cũng lêu lổng chơi bời”.

Phải thuyết phục khá lâu ông H. mới đồng ý giới thiệu và hẹn cho tôi gặp một cô dâu Đài Loan, khách hàng thân quen của tiệm vàng B.H và dặn: “Anh gặp cô này sẽ được nghe nhiều chuyện hay. Nhưng đây là vấn đề rất tế nhị. Ở quê họ rất ngại sự đàm tiếu của hàng xóm láng giềng. Cho nên, anh hết sức cẩn thận, đừng để họ “kiện” nha”.


Không ít gia đình, cha mẹ suốt ngày la cà bài bạc bằng đồng tiền con gái làm dâu xứ người gửi về

Người ông H. giới thiệu cho tôi là cô N.T.T.V, quê ở Phú Quới, Long Hồ. N. năm nay 28 tuổi, và đã có “thâm niên” 9 năm làm dâu xứ Đài. Thời gian đã cho N. sự rắn rỏi, tự tin nhưng chưa đủ để xóa đi nét đẹp trên khuôn mặt trái xoan của cô. Gặp tôi, N. yêu cầu không được để lộ thông tin về gia đình, cha mẹ cô. “Tôi chỉ muốn gửi những dòng “thông điệp” này lên báo để cha mẹ và cả những gia đình nào giống gia đình tôi hiểu hơn về cuộc sống của con mình nơi xứ người”, cô nói.

N. cho biết cô lấy chồng năm 19 tuổi qua một người mai mối ở Sài Gòn. Người chồng Đài Loan lớn hơn cô 21 tuổi, đã qua 1 đời vợ và có 2 con trai. “Lúc đó tôi còn nhỏ lắm, chưa biết thế nào là tìm hiểu, là yêu cả. Chỉ nghĩ đơn giản lấy chồng Đài Loan để thoát cảnh nghèo, có tiền giúp cha mẹ, cho các em. Rồi cha gật đầu đồng ý, thế là cưới. Cùng đi lần ấy với tôi còn có 5 chị khác nữa. Nhưng sang bên đó mỗi người mỗi xứ nên không biết mấy chị có cuộc sống thế nào. Còn tôi, có lẽ được trời thương nên lấy được người chồng tốt. Gia đình chồng cũng đàng hoàng. Sang đó tôi phải làm khá vất vả, gia đình chồng có cửa hàng ăn uống nên hàng ngày phải thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng để chuẩn bị. Làm quần quật đến 9 - 10 giờ đêm mới nghỉ. Đổi lại, mỗi tháng được mẹ chồng trả lương. Chồng thấy làm cực khổ nên lâu lâu lại đưa tiền bảo gửi về quê. Tôi nghĩ, vất vả cũng được, miễn sao có tiền gửi về phụ cha mẹ như vậy là tốt lắm rồi”, N. tâm sự.

Nhưng thật trớ trêu, từ khi được con gửi tiền về phụ giúp, biết con gái có cuộc sống tốt nơi xứ người, cha mẹ N. cùng 2 người anh trai và 2 đứa em cô đã thay đổi. N. cho biết, ngày xưa cả nhà cô chỉ trông vào 3 công ruộng, luôn thiếu trước hụt sau nên cắt bán dần. Bây giờ ruộng không, nghề nghiệp cũng không nên hàng ngày cha đi nhậu, mẹ đi đi đánh bài, ngồi lê. Trong số các anh chị em của N. chỉ có 2 người đi làm công nhân gần nhà, 3 người còn lại vẫn đang lêu lổng rong chơi. Lâu lâu lại gọi cho chị xin tiền. “Về em mới biết, gia đình em không phải là cá biệt, nhiều nhà có con lấy chồng nước ngoài gửi tiền về cũng không chịu đi làm nữa. Nhà nào con khá, gửi nhiều thì tiêu xài nhiều, gửi ít thì lâu lâu lại gọi sang cho con than khổ!”, N. nói.

TỪ CÔ DÂU XỨ ĐÀI ĐẾN CHỦ QUÁN BIA ÔM

Nghe tôi hỏi thăm về những cô gái khác lấy chồng nước ngoài, N. kể: “Cách đây khoảng 5 năm, có một cặp vợ chồng đến quán nhà chồng tôi ăn, cô vợ rất đẹp và còn trẻ, chắc chưa đến 20, đang bế trên tay đứa trẻ chừng 7 - 8 tháng tuổi. Nghe cô gái nựng con bằng tiếng Việt, giọng miền Tây, tôi mừng quá lại hỏi thăm mới biết cô tên Th., quê ở Vũng Liêm, Vĩnh Long. Vậy là chúng tôi làm quen, trao đổi số điện thoại và sau đó thường xuyên liên lạc, hỏi thăm nhau. Sau này tôi mới biết, chồng Th. là một tay giang hồ có tiếng ở Đài Loan, sống bằng nghề bảo kê, cho vay trong các sòng bài. Vì không chấp nhận cuộc sống giang hồ nên 2 năm sau, Th. bồng con bỏ về Việt Nam”.


Nhiều thôn nữ chịu cơ cực vì những hoàn cảnh khác nhau (ảnh có tính chất minh họa)

Tôi ngỏ ý muốn gặp Th. để nói chuyện, N. suy nghĩ một lúc lâu rồi nói giọng đầy ẩn ý: “Tôi không biết có nên cho anh gặp không, bởi vì bây giờ nó… khác xưa nhiều rồi”. Sau nhiều lần gặng hỏi, N. mới cho biết thời gian lấy chồng ở Đài Loan, Th. tiếp xúc toàn dân anh chị nên bị “nhiễm”, về Việt Nam Th. đã làm qua nhiều việc nhưng đều thất bại. Hiện là bà chủ một quán bia ôm ở Vũng Liêm. Có thể Th. sẽ không chịu nói chuyện với tôi. Tuy nhiên, cuối cùng tôi cũng thuyết phục được N. cho tôi số điện thoại, địa chỉ của Th., nhưng N. bảo: “Để tôi gọi hỏi trước xem nó có đồng ý gặp không đã”. Mặc dù chỉ đồng ý gặp tôi trên điện thoại, nhưng, cô gái “lạ mặt” ấy đã cho tôi một câu chuyện đầy nước mắt.

Th. là con gái thứ 4 trong một gia đình có đến 9 anh chị em ở vùng quê nghèo Tân Bình, Vĩnh Long. Vì đông con, ruộng ít nên gia đình cô luôn trong cảnh túng thiếu, người cha ngày nào cũng say xỉn rồi đánh chửi vợ con. Năm cô 17 tuổi, người cha đã kiếm người mai mối cho cô lấy chồng Đài Loan. Lúc ấy, cô chưa thể hình dung cuộc sống ở xứ Đài như thế nào, nhưng nghĩ sau khi lấy chồng Đài Loan thì nhà sẽ hết khổ, đặc biệt sẽ thoát cảnh sống u buồn này. Nghĩ vậy nên không những cô không lo lắng mà còn mong chờ ngày đó sớm đến nữa. Thế rồi, ngày ấy cũng đến, chồng cô là một người đàn ông khỏe mạnh nhưng nét mặt bặm trợn, dữ dằn làm cô sợ.

Cô kể, mỗi lúc giọng cô càng nghẹn ngào: “Những ngày làm vợ, làm dâu ở Đài Loan tôi không thiếu tiền vì chồng tôi là một tay anh chị có tiếng. Tôi đã có tiền gửi về giúp cha mẹ. Nhưng, nơi đó thực sự là địa ngục không chỉ với tôi mà với bất ký người phụ nữa nào lạc bước vào. Chồng tôi thực sự là một con thú bệnh hoạn. Anh ta thích làm những trò dâm loạn quái đản với tôi, với thú trước mặt đám lính giang hồ của anh ta. Khi không vừa ý là anh ta đánh đập... Không thể nói hết những ê chề, nhục nhã mà anh ta mang đến cho tôi cả ngày lẫn đêm suốt mấy năm trời”.

Không chịu nổi cuộc sống như vậy nên khi con trai được 2 tuổi, Th. quyết định bồng con trốn về khiến anh chồng nổi điên, nhiều lần sang Việt Nam tìm cô hù dọa, đòi con. Cuối cùng, cô đành chấp nhận giao con cho anh ta. Còn cô, lại tiếp tục những tháng ngày bươn trải kiếm tiền để giúp gia đình. Sau khi làm đủ thứ nghề đều thất bại, Th. mở một nhà hàng ở thị trấn Vũng Liêm. 3 cô em gái cũng ra làm phục vụ nhà hàng cho chị. Có lẽ, công việc này chưa phải là cuối cùng của cô?

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm