| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 31/05/2013 , 10:24 (GMT+7)

10:24 - 31/05/2013

Nghịch lý!

Lãnh đạo VPBank thú nhận ngân hàng này đang "thừa" 8.000 tỷ đồng không biết cho vay thế nào trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn than trời vì không tiếp cận được vốn.

Lãnh đạo VPBank thú nhận ngân hàng này đang "thừa" 8.000 tỷ đồng không biết cho vay thế nào trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn than trời vì không tiếp cận được vốn.

Điều đáng nói là không chỉ riêng VPBank mà còn nhiều ngân hàng thương mại khác cũng đang lâm vào tình cảnh tương tự bởi 4 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng của cả ngành ngân hàng chỉ đạt 1,4% trong khi huy động vốn tăng gấp gần 4 lần, đạt 5,34%.


Ảnh minh họa

Đối với chính bản thân các ngân hàng, tình trạng tiền nằm “chết” trong két sắt hoặc “chạy” lòng vòng trên thị trường liên ngân hàng sẽ khiến họ phải chịu thiệt hại lớn vì họ vẫn phải trả lãi đều đặn cho những người gửi tiết kiệm. Còn đối với nền kinh tế, việc dòng vốn bị tắc nghẽn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường như khiến cả nền kinh tế ngừng trệ bởi sản xuất kinh doanh đình đốn, thu nhập của người lao động giảm sút, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thất nghiệp tăng cao...

Thậm chí, nguy cơ nền kinh tế tăng trưởng âm cũng sẽ có khả năng xảy ra nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài.

Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn để khôi phục sản xuất, mở rộng kinh doanh lại đang than trời vì không có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng bởi lãi suất cho vay vẫn ở mức cao. Không những thế, do tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, khả năng thu hồi vốn bị đe dọa nên cũng không ít ngân hàng siết chặt điều kiện cho vay vốn với các quy định ngặt nghèo, khiến các doanh nghiệp đã khó tiếp cận vốn nay lại càng khó hơn.

Con số hơn 16.500 doanh nghiệp đóng cửa, giải thể, ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm mới được công bố hôm 28/5 cũng có thể cho thấy phần nào sự khó khăn của các doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay.

Bên cạnh đó, cũng cần thừa nhận tình trạng có những doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn ngân hàng nhưng lại không có nhu cầu đi vay bởi họ chưa tìm ra hướng đi hợp lý trong bối cảnh các kênh đầu tư như bất động sản, vàng, chứng khoán… đều ngày càng kém hấp dẫn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

Thực tế, hiện tượng dư thừa tiền mặt của các ngân hàng đã xuất hiện từ khá lâu và đã được các chuyên gia kinh tế, tài chính ngân hàng lên tiếng cảnh báo nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm được biện pháp tháo gỡ.

Tuy nhiên, tới thời điểm này, khi nền kinh tế đang đối mặt với quá nhiều khó khăn thì việc tháo gỡ nút thắt về dòng vốn đang trở thành yêu cầu cấp thiệt hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, số vốn “dư thừa” của các ngân hàng tỷ lệ nghịch với số vốn được đầu tư vào nền kinh tế. Nói một cách khác, các ngân hàng càng dư thừa nhiều vốn, nền kinh tế càng thiếu vốn để đầu tư phát triển, doanh nghiệp càng thiếu vốn để phục vụ nhu cầu đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm