| Hotline: 0983.970.780

Cái kết tốt đẹp cho chùa Trăm Gian

Thứ Sáu 05/10/2012 , 09:47 (GMT+7)

Sự giải quyết nhanh chóng, dứt điểm và kiên quyết của Hà Nội cho thấy tín hiệu đáng mừng về sự quan tâm của các địa phương khi di tích bị xâm hại.

Chùa Trăm Gian sẽ được tu bổ lại
Ngày 3/10, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã làm việc với Sở VHTT DL Hà Nội, Viện Bảo tồn di tích, Hội đồng tư vấn và các đơn vị liên quan về việc phục dựng nhà Gác Khánh, bậc cấp và nhà Tổ tại chùa Trăm Gian, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ.

Lãnh đạo Sở VHTTDL Hà Nội và nhiều cá nhân đã phải chịu trách nhiệm và phương án trùng tu ngôi chùa với giá trị kiến trúc hàng trăm năm tuổi đã được thông qua. Sự giải quyết nhanh chóng, dứt điểm và kiên quyết của Hà Nội cho thấy tín hiệu đáng mừng về sự quan tâm của các địa phương khi di tích bị xâm hại.

Tôn trọng yếu tố gốc

KTS Lê Thành Vinh, Viện Bảo tồn di tích, đề xuất phương án tu bổ, phục dựng Gác Khánh theo mẫu kiến trúc trước khi hạ giải. Công trình sẽ kết hợp cả cấu kiện cũ còn tốt và các cấu kiện mới dựng lên (các cấu kiện mới được phục dựng theo nguyên mẫu cũ). Với các chân tảng đá, ngói lợp, sẽ sử dụng tối đa các thành phần cũ hiện còn, phần thiếu được thay thế bằng các sản phẩm phục chế theo mẫu cũ. Các phần trang trí trên mái sẽ căn cứ vào hồ sơ ảnh cũ để phục dựng.

Đối với nhà Tổ, do công trình trước khi bị tháo dỡ là dạng kiến trúc đơn giản, niên đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, không có giá trị cao về kiến trúc nghệ thuật, các cấu kiện còn lại hầu như đã hư hỏng hoàn toàn nên Viện kiến nghị phục dựng từng phần theo phương án giữ lại phần khung gỗ đã được làm mới, nghiên cứu phục dựng các thành phần nền, chân tảng, các bệ thờ và toàn bộ phần mái... Đây cũng là phương án đề xuất của Sở VHTTDL Hà Nội tại văn bản số 87/BC-SVHTTDL-QLDS ngày 14/9.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc đồng ý với phương án phục dựng Gác Khánh, nhà Tổ, giao Sở VHTTDL sớm hoàn thiện thủ tục triển khai. Bà Ngọc cũng yêu cầu Sở VHTTDL cần xem xét lại quy hoạch tổng thể chùa Trăm Gian, đồng thời rà soát hệ thống di tích đã xuống cấp nghiêm trọng cần được ưu tiên đầu tư trong năm 2013, sớm trình UBND TP phương án phân cấp quản lý di tích phù hợp hơn…

Giám đốc Sở bị kiểm điểm

Trong ngày 3/10, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải cũng có văn bản gửi Sở VHTTDL Hà Nội đồng ý với phương án tu bổ tôn tạo hạng mục Gác Khánh, nhà Tổ và bậc cấp phía trước tiền đường theo đề xuất của hội đồng tư vấn trên cơ sở bảo tồn tối đa các yếu tổ gốc có giá trị lịch sử, mỹ thuật. Đồng thời, Bộ VHTTDL cũng để nghị Sở VHTTDL lập thiết kế tu bổ tôn tạo Gác Khánh, nhà Tổ, bậc cấp sau đó trình UBND TP Hà Nội và Bộ VHTTDL quyết định. Bộ VHTTDL cũng đề nghị UBND TP Hà Nội nên đầu tư dứt điểm để việc sai phạm sớm được khắc phục.

Đây cũng là số ít các trường hợp, lãnh đạo cấp Sở phải chịu trách nhiệm trong công tác quản lý di tích. Điều đó cho thấy sự kiên quyết của Hà Nội trong việc xử lý sai phạm.

Trước đó, ngày 20/9, UBND TP Hà Nội đã có công văn số 7307/UBND-VX về việc Kiểm điểm xử lý vi phạm di tích chùa Trăm Gian, cho rằng, việc kiểm điểm trách nhiệm vụ phá chùa Trăm Gian còn chung chung, chưa có cá nhân chịu trách nhiệm và yêu cầu Giám đốc Sở VHTTDL Phạm Quang Long nghiêm túc làm rõ trách nhiệm buông lỏng quản lý của các cá nhân, đơn vị (Ban Giám đốc Sở, Ban quản lý dự án, Phòng quản lý di sản, Ban quản lý di tích danh thắng) dẫn đến việc vi phạm tại Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia chùa Trăm Gian.

Sở VHTTDL Hà Nội đã có văn bản số 94/BC-SVHTTDL báo cáo rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan đến sai phạm tại chùa Trăm Gian. Ông Phạm Quang Long chịu trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu vì đã để xảy ra việc vi phạm nghiêm trọng; ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Giám đốc Sở chịu trách nhiệm cá nhân vì đã để xảy ra sai phạm trong lĩnh vực mình phụ trách. Hai ông cũng nhận hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm, không xét các hình thức thi đua, khen thưởng năm 2012; hình thức kiểm điểm nói trên còn được áp dụng với ông Nguyễn Doãn Tuân, Trưởng BQL Di tích và danh thắng Hà Nội; bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý di sản… Ông Trường Thành, Trưởng phòng và bà Nguyễn Thị Thanh, cán bộ Phòng Nghiệp vụ cơ sở (BQL Di tích và danh thắng Hà Nội) phụ trách địa bàn huyện Chương Mỹ nhận hình thức khiển trách.

Sự chỉ đạo quyết liệt và quy trách nhiệm của Hà Nội cho thấy công tác sửa sai vụ chùa Trăm Gian đang được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đó cũng là bài học cho các địa phương trong công tác quản lý di tích hiện nay.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

U23 Việt Nam thắng 2-0 U23 Malaysia, cầm chắc tấm vé vào tứ kết

Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã giành chiến thắng 2-0 trước U23 Malaysia, chúng ta nắm chắc ngôi đầu và tràn trề cơ hội vượt qua vòng bảng.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm