| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ cây di sản thế nào?

Thứ Hai 15/10/2012 , 10:52 (GMT+7)

Cuối tuần qua, Hội nghị tổng kết 3 năm về việc bảo tồn cây di sản Việt Nam đã diễn ra tại UBND quận Tây Hồ, Hà Nội.

Cuối tuần qua, Hội nghị tổng kết 3 năm về việc bảo tồn cây di sản Việt Nam đã diễn ra tại UBND quận Tây Hồ, Hà Nội. Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã đưa ra nhiều bản tham luận có giá trị, song song là những giải pháp bảo vệ. Nổi bật nhất vẫn là ý kiến về việc xã hội hóa cây di sản, và cũ nhất vẫn là vấn đề… nhờ vào ý thức của người dân.

800 Cây di sản

Theo tài liệu, Việt Nam hiện có trên dưới 800 cây cổ thụ được vinh danh Cây di sản, trong đó có những cá thể đặc biệt quý hiếm với cả thế giới như: cây táu ở Việt Trì (Phú Thọ) trên 2.000 năm tuổi; cây chò ở VQG Cúc Phương - Ninh Bình trên 1.000 năm tuổi; cây sa mu dầu trên 1.000 năm tuổi, cao 70m ở VQG Pù Mát (Nghệ An), hay cây dã hương ở Tiên Lục (Lạng Giang, Bắc Giang) cũng trên 1.000 tuổi (đây là một trong hai cây dã hương cổ nhất thế giới có tên trong Từ điển Bách khoa của Pháp năm 1932).


Cây muỗm ở Đền Voi Phục, Hà Nội

Sau 3 năm thực hiện bảo tồn Cây di sản, GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của cây cổ thụ và việc bảo vệ cây cổ thụ tới đời sống: "Cây cổ thụ, cây di sản Việt Nam dù ở đâu cũng đều là "máu" là "thịt", là món quà thiên nhiên ban tặng, là sự chăm chút, nâng niu của các thế hệ cha ông. Giữ gìn vẻ đẹp của chúng là thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, là sự tri ân với tổ tiên và cũng chính là bảo vệ sự sống của chúng ta”.

Những vấn đề như “sưa tặc”, những loại cây tâm linh như lộc vừng, si, đa, sanh… thường bị đào tận gốc để bán làm cảnh, cũng được nhiều đại biểu nêu lên để đưa ra hướng bảo tồn.

Ông Đặng Huy Huỳnh cũng nêu ra những khó khăn trong việc bảo tồn Cây di sản: “Khó khăn nhất vẫn là kinh phí cũng như sự hiểu biết chưa rõ ràng của người dân lẫn người làm công tác bảo tồn”.

“Việc bảo tồn có hiệu quả bước đầu nhưng về cơ bản, là chưa tương xứng với tiềm năng đa dạng sinh học phong phú của Việt Nam, chưa đồng bộ và chưa bao trùm được hết vùng miền", ông Huỳnh nhấn mạnh.

TS Phạm Văn Tân, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cũng nhấn mạnh: “Tất cả chúng ta, cũng như người dân sẽ lắng nghe và trao đổi, nhằm hoàn thiện hơn công tác bảo tồn Cây di sản, nhiều vấn đề nhức nhối hiện nay đang diễn ra, đó là “chảy máu cây cổ thụ”, chúng ta không thể ngồi yên mà phải hành động mạnh và ráo riết hơn nữa”.


Cây thị hơn 300 tuổi ở Thừa Thiên - Huế

Xã hội hóa việc bảo vệ

Trao đổi ngoài Hội nghị, một số đại biểu cho rằng, bản thân người dân nếu không nhìn thấy được lợi ích trước mắt thì rõ ràng xã hội hóa là chuyện “hên xui”. Cây di sản đâu phải cây chè, cây ngô, cây mít… mà có thể cho người dân hưởng lợi. Xem chừng đó là chuyện cực kì khó?

Nhiều bản tham luận đến từ các địa phương đều đưa ra nhận định, nhờ cái mác Cây di sản nên công tác thu hút khách du lịch được đẩy lên, từ đó, hoạt động du lịch trên địa bàn cũng đa dạng hơn. Bản thân cái mác Cây di sản cũng được gắn liền với những sự tích lịch sử và đưa những bài học đó giáo dục thế hệ trẻ có ý thức bảo tồn.

Ví dụ, tại Bình Định, từ khi cây me di tích trở thành Cây di sản, câu ca “Cây me cũ, bến trầu xưa/Không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm” được trỗi dậy và gắn liền với từng du khách đến đây tham quan. Tương tự là các địa phương như: Nghệ An, Hải Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… đều áp dụng vào hình thức du lịch cho Cây di sản ở từng địa phương.

Ông Đặng Huy Huỳnh cho rằng: “Chúng ta phải xã hội hóa việc bảo vệ Cây di sản. Theo đó, người dân là trung tâm, có trách nhiệm quản lý cùng sự giám sát của địa phương”.

“Tuy vậy, có sự việc là một số người đặt vấn đề xin hỗ trợ kinh phí cho tổ chức sự kiện, in tờ rơi, cấp kinh phí chăm sóc và cho người bảo vệ, như vậy là chưa hiểu kĩ. Công việc này hoàn toàn không có tài trợ, nên không thể có kinh phí cho những việc như vậy”, ông Huỳnh chia sẻ thêm.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm