| Hotline: 0983.970.780

Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Thứ Năm 06/12/2012 , 10:43 (GMT+7)

UNESCO đã bỏ phiếu thông qua việc công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

GS Nguyễn Đức Thịnh
Hôm qua, UNESCO bỏ phiếu thông qua việc công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

NNVN đã có cuộc trao đổi với GS. TS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội folklore châu Á, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam - người tham gia viết và phản biện hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại về vấn đề làm sao để phát huy giá trị di sản này trong đời sống.

Xin GS nói rõ về tính độc đáo của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương?

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là bản sắc văn hóa độc đáo, đặc sắc không phải ở nghi thức tế lễ hay di tích lịch sử đền Hùng mà chính là ở ý nghĩa niềm tin, thể hiện sự đoàn kết văn hóa, tâm linh dân tộc. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương khác với những di sản đã được công nhận trước đó. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc Tổ. Đây là hiện tượng không phải dân tộc nào cũng có. Tín ngưỡng này không xuất phát ngay ở thời kỳ vua Hùng mà phải đến thế kỷ 13-14, từ thời Lý-Trần, dưới sức ép của giặc ngoại xâm, các nhà lãnh đạo quân sự phải xây dựng một ý thức hệ cho toàn dân tộc. Biểu tượng thờ cúng Quốc Tổ là Hùng Vương, một vị cha chung mở cõi đất nước Việt Nam được tạo nên từ đó.

Ý thức hệ này vô cùng quan trọng, nó kết tinh sức mạnh của cả một dân tộc, giúp chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù và giữ vững nền độc lập qua những thời kỳ lịch sử lâu dài. Tín ngưỡng này được duy trì, giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác, vượt lên trên mọi thời đại, không kể chế độ nào, từ phong kiến nhà Nguyễn đến chính quyền miền Nam vùng tạm chiếm và cho đến tận ngày nay.

Trong việc thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hiện nay có điều gì khiến ông băn khoăn?

Lễ hội đền Hùng đang có xu hướng Nhà nước “lấn sân”, làm thay vị trí của người dân trong nghi lễ dân gian. Đây là điểm UNESCO “kỵ” nhất. Cần nhìn nhận rõ rằng, nếu không có Nhà nước thì không có tín ngưỡng thờ Hùng Vương, nhưng sự tham gia quá nhiều của Nhà nước có thể sẽ làm mất dần đi tính dân gian của lễ hội.


Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương di sản quý của dân tộc

Tại một số nơi thờ cúng vua Hùng ở các địa phương, làng xã thì tính truyền thống được bảo tồn tốt hơn, nhân dân chính là người chủ thể của các nghi lễ, nhưng tại đất thiêng đền Hùng - Phú Thọ thì vai trò của Nhà nước trong các nghi lễ đang ngày càng thể hiện rõ hơn. Có thể dẫn chứng như khai hội đền Hùng vào ngày 26/3 vừa qua, chúng tôi lên đền Hùng, Phú Thọ, và tận mắt chứng kiến, việc ngăn cản không cho người dân vào thắp hương ở khu vực linh thiêng nhất của đền Thượng. Vì sao người dân lên thành kính thắp hương, cầu cúng Quốc Tổ lại không được thực hiện nghi lễ của mình? Tại sao khu vực đó lại chỉ ưu tiên cho một số người mà không phải là cho cả cộng đồng? Lý do mà BQL đưa ra là sợ dân vào gây lộn xộn nên cấm. Thế thì còn gọi gì là tín ngưỡng của nhân dân nữa.

Là người nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu về các nghi lễ truyền thống, theo ông, cần làm gì để tăng tính cộng đồng trong nghi lễ thờ cúng Hùng Vương?

Cái này thì tất cả chúng ta cùng phải nghĩ, mà người làm lãnh đạo phải nghĩ nhiều hơn. Theo lệ của thời nhà Nguyễn, lễ giỗ Tổ Hùng Vương 5 năm một lần được tổ chức với nghi lễ là Quốc Tổ. Khi cử lễ, ít khi vua có mặt, mà nơi đứng ra lo là bộ Lễ (Bộ Văn hoá) cùng các quan đầu tỉnh. Tài liệu để lại cho thấy triều Nguyễn đã có những quy định cụ thể như giao việc tổ chức giỗ, trông coi hương khói mộ Tổ hằng năm cho nhân dân các xã sở tại, các vị con trưởng. Vào năm hội lệ (không phải hội chính), triều đình gửi gạo thơm về để dân làng nấu xôi cúng Tổ. Năm chẵn, triều đình chịu trách nhiệm cử hành các nghi thức. Đây cũng là một cách nhìn nhận hay cần phải học hỏi.

Phải để cho người dân thực hành tín ngưỡng. Khi nào người dân có làm điều gì vi phạm pháp luật thì Nhà nước nhắc nhở, còn không phải tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân. Cần tạo điều kiện cho người dân được tu bổ, tôn tạo những điểm thờ cúng vua Hùng trước đây đã bị xuống cấp, phá hủy do thời gian, do chiến tranh… để nhân dân có nơi thực hành các nghi lễ thờ cúng Quốc Tổ.

Xin cám ơn GS!

Để phát huy giá trị của di sản này chúng ta cần làm gì?

Đây là một tín ngưỡng độc đáo của dân tộc chúng ta, bởi vì các thế hệ đời xưa đã xây dựng nên một biểu tượng Hùng Vương để khích lệ tình đoàn kết thương yêu đùm bọc và chống lại các thế lực xâm lăng bên ngoài. Người Việt chúng ta đều là con cháu vua Hùng, thế nên chúng ta phải chung tay làm thế nào để bảo tồn, để giữ gìn tín ngưỡng này cho tốt.

Theo thống kê, mỗi đợt giỗ Tổ, có gần chục triệu lượt người hành hương về với đền Hùng, đó là một con số gây xúc động. Chưa kể có hơn 1400 đền thờ Vua Hùng ở trên cả nước. Mỗi người dân Việt chúng ta nhìn vào con số đó chắc chắn đều thấy tự hào và vui, vì người dân còn thiết tha với ông Tổ chung của dân tộc là còn biết đoàn kết thương yêu, biết tôn trọng cái nghĩa đồng bào.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất