| Hotline: 0983.970.780

Bệnh thụt lưỡi bò

Thứ Năm 07/03/2013 , 10:00 (GMT+7)

Bò con nói với bò mẹ: Con lo quá mẹ à. Cái bệnh lở mồm long móng lại tái xuất hiện rồi.

Bò con nói với bò mẹ:

- Con lo quá mẹ à. Cái bệnh lở mồm long móng lại tái xuất hiện rồi.

- Ừ. Mẹ biết rồi. Đây là bệnh rất nguy hiểm đối với loài bò chúng ta, vì thế phải chú ý phòng bệnh thật cẩn thận, đừng để dính bệnh rồi mang khổ vào thân.

- Dạ. Ngoài bệnh lở mồm long móng, còn những bệnh nguy hiểm nào đối với loài bò chúng ta.

- Bệnh bò điên, bệnh than, bệnh tụ huyết trùng…

- Vậy trong những bệnh này, mẹ sợ nhất bệnh nào?

- Bệnh nào mẹ cũng sợ. Nhưng có một bệnh, bây giờ có thể chưa có, nhưng sau này khả năng sẽ có. Mà nếu có bệnh ấy, thì rất đáng sợ.

- Là bệnh gì vậy ạ?

- Mẹ hỏi con nhé, mỗi khi nhắc tới người láng giềng phương Bắc, các ông chủ, bà chủ của mẹ con mình đều thấy không vui, đúng không?

- Dạ đúng. Bởi vì người láng giềng đó không chỉ ngang ngược vạch cái đường chữ U bao chiếm gần hết Biển Đông, trong đó bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước Việt ta một cách vô lý mà còn thường xuyên thể hiện lòng tham ấy bằng nhiều cách khác nhau như đưa vào hộ chiếu, vào một công cụ liên lạc di động gọi là wechat, trong các loại bản đồ khác nhau hay làm đèn lồng có in chữ Tam Sa… Mới đây, tay láng giềng ấy lại tiếp tục quấy phá Hoàng Sa, Trường Sa như tổ chức đưa người dân của họ ra sinh sống ở đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của nước Việt ta.

- Con nói đúng. Cái đường chữ U ấy, người ta còn gọi là gì?

- Là đường lưỡi bò.

- Ừ. Người ta gọi là đường lưỡi bò nhiều hơn đường chữ U đấy.

- Loài bò nhà mình hiền lành thế mà sao lại đem cái đường vẽ ngạo ngược ấy ví von là đường lưỡi bò?

- À, chắc họ thấy giống hình lưỡi bò nên thuận miệng gọi như vậy thôi. Không có nghĩa là coi loài bò chúng ta cũng ngang ngược, bất chấp sự thật, bất chấp đạo lý như tay láng giềng kia.

- Dạ.

- Nhưng vì cái đường đó được gọi là đường lưỡi bò nên tự nhiên mẹ đâm lo, sợ phát sinh ra cái bệnh mới cho loài bò chúng ta đây.

- Bệnh gì ạ?

- Bệnh thụt lưỡi bò. Cứ mỗi lần tay láng giềng kia làm những chuyện ngang ngược như quấy phá Biển Đông, quấy phá Hoàng Sa, Trường Sa, hay đưa lưỡi bò vào hộ chiếu, bản đồ, các ông chủ, bà chủ của mẹ con mình lại sục sôi, đòi cắt lưỡi bò. Dẫu biết cái lưỡi bò ấy chẳng liên quan gì đến họ hàng nhà bò chúng ta, nhưng cứ nghe người ta đòi cắt lưỡi bò, chắc khôi cô bác, anh chị bò lại đâm sợ, thụt sâu cái lưỡi vô trong họng cho chắc ăn. Tay láng giềng thì cứ liên tục gây hấn, giở trò, nên người ta cứ buộc phải đòi cắt lưỡi bò.

Mà cứ tái diễn hoài như vậy, e rằng loài bò chúng ta sẽ bị căn bệnh mới là bệnh thụt lưỡi bò. Có ngày nó thụt luôn vào trong bụng thì khốn, con ạ. Vì thế, không chỉ các ông bà chủ của mình mà mẹ cũng bực với cái gã hàng xóm tham lam vô độ ấy lắm.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm