| Hotline: 0983.970.780

Khảo cổ học dưới nước được đào tạo... trên cạn

Thứ Ba 13/08/2013 , 09:48 (GMT+7)

Là đất nước có bờ biển dài, với trữ lượng di sản dưới lòng nước rất lớn. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa có ngành khảo cổ học dưới nước.

Là đất nước có bờ biển dài, với trữ lượng di sản dưới lòng nước rất lớn. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa có ngành khảo cổ học dưới nước. Trong khi, cả thế giới và khu vực đang ồ ạt hướng ra biển thì ở ta, việc khai quật, khảo cổ học dưới nước mới chỉ dừng ở việc giải quyết theo từng vụ việc nhỏ lẻ.

Tháng 7 vừa qua, dù ngành khảo cổ đã khai quật thành công con tàu cổ dưới nước tại Bình Châu (Quảng Ngãi) nhưng trong 1 năm (kể từ khi phát hiện đến khi khai quật) cũng đã để thất thoát rất nhiều cổ vật. Giật mình nhìn lại, vì chưa có đội ngũ khảo cổ học dưới nước nên khi có vụ việc, chúng ta chỉ giải quyết theo tình thế.

Trước thực trạng này, những người quan tâm không khỏi băn khoăn lực lượng khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam bao giờ mới có? Báo NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đình Chiến, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, về vấn đề này.


TS Nguyễn Đình Chiến

Là một quốc gia có vùng bờ biển dài, chiếm vị trí quan trọng trên con đường giao thương của nền văn minh châu Á, ông đánh giá thế nào về tiềm năng các di sản dưới nước ở ta?

Tiềm năng các di chỉ khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam rất lớn. Có thể thống kê ra bao nhiêu dấu tích, qua nghiên cứu những tàng thư ở Hà Lan, Pháp… nhưng việc xác định cụ thể không phải dễ. Có một số tổ chức nước ngoài đến Việt Nam giúp xây dựng bản đồ khảo cổ học dưới nước, nhưng chúng tôi không đồng ý. Bởi khu vực biển Việt Nam dài, nhưng có một số phạm vi thuộc quân sự, không vào được. Hơn nữa, nếu tìm ra, việc trông giữ rất tốn phí. Nếu không nhìn thấu đáo sẽ có thiệt hại không lường được. Ví dụ, như con tàu ở tọa độ X3, Bà Rịa - Vũng Tàu tốn gần 1 tỷ tiền trông giữ, nhưng khi khai quật thì hiện vật không còn, do con tàu đó đã bị ngư dân phá. Khi phát hiện ra thì phải khai quật, mà khai quật rất tốn phí. Con tàu ở Cà Mau do tôi chỉ đạo khai quật kinh phí 1 triệu USD. Trong khi đó, con tàu ở Cù Lao Chàm, liên doanh với nước ngoài, họ bỏ ra 6 triệu USD. Chi phí rất tốn kém.

Từ trước đến nay, những phát hiện khảo cổ học dưới nước ở ta đều là ngẫu nhiên từ những phát hiện của ngư dân. Vì phát hiện rồi nên bắt buộc phải xử lý.

Nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có ngành khảo cổ dưới nước. Theo ông điều này có đáng tiếc?

Đến nay, Việt Nam chưa hình thành ngành khảo cổ học dưới nước là quá muộn. Gần 20 năm qua, nhiều cuộc khảo cổ học dưới nước tập trung chỉ đạo là do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thực hiện. Chúng tôi là những người được phân công là trưởng ban khai quật thì đều là những người được đào tạo khảo cổ học trên cạn.

Những năm gần đây có một số lớp tập huấn do về khảo cổ học dưới nước, như lớp của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia với Viện nghiên cứu Di sản văn hóa biển Hàn Quốc. Nhưng họ cũng chỉ đào tạo cho ta một số cán bộ mang tính chất tham quan, nghiên cứu. Còn nếu tổ chức một lớp kéo dài 15 - 20 ngày để lặn thì chưa giải quyết được việc gì. Nếu muốn hình thành ban khai quật khảo cổ học dưới nước thì cần có đầu tư, từ chủ trương đến cơ sở, rất tốn kém về trang thiết bị, tầu thuyền, thiết bị lặn, chuyên gia, những người được đào tạo lặn…

Về lâu dài, theo ông, nên có hướng đào tạo cho ngành này không?

Ở Việt Nam, khảo cổ học dưới nước còn hạn chế do chưa có tổ chức riêng, chưa được đầu tư, chưa có đội ngũ, đào tạo chuyên gia. Chúng tôi là chuyên gia bất đắc dĩ, chỉ am hiểu lĩnh vực cổ vật, khi thợ lặn đưa lên thì chúng tôi sẽ phát biểu, xác định hiện vật là loại hình gì, thời nào, niên đại ra sao. Việc đào tạo chuyên gia, xây dựng cơ sở, trang thiết bị tàu thuyền, lặn… cần có chính sách dài hơi. Ở các nước láng giềng như Trung Quốc, trung tâm khảo cổ học dưới nước đặt ở Quảng Đông, nhưng trực thuộc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Bắc kinh. Hay như Hàn Quốc, họ xây dựng Viện Nghiên cứu di sản biển quốc gia…

Xin cám ơn ông!

"Hy vọng, sẽ có một lớp được đào tạo bài bản về khảo cổ học dưới nước để đội  ngũ này giữ được di sản như con tàu ở Bình Châu. Những con tàu khác của chúng ta phải đem bán đấu giá. Bởi chúng ta vay tiền để khai quật khảo cổ, xong thì phải bán để trả lại. Nhưng công ước quốc tế không khuyến khích cái đó. Một là bảo tồn tại chỗ, hai là tìm hình thức phù hợp, bởi đó là di sản của quốc gia", TS Nguyễn Đình Chiến.

 

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm