| Hotline: 0983.970.780

Phim nghệ thuật đi vào... kho!

Thứ Năm 05/09/2013 , 09:47 (GMT+7)

Hai năm vừa qua, Nhà nước không đầu tư sản xuất phim. Sự ngưng trệ này khiến các đầu phim Nhà nước (thường là phim nghệ thuật) rất ít.

Hai năm vừa qua, Nhà nước không đầu tư sản xuất phim. Sự ngưng trệ này khiến các đầu phim Nhà nước (thường là phim nghệ thuật) rất ít. Bên cạnh đó, sự ồn ào của các nhà làm phim tư nhân từ việc quảng cáo phim đến việc công bố doanh thu… khiến nhiều người thấy phim nghệ thuật đang vắng bóng.

Tuy vậy, đó là do thời kỳ quá độ, không chỉ từ xã hội mà chính xã hội tác động đến sự xác định con đường đi của các nhà làm phim. Mỗi nhà làm phim cứ lựa chọn con đường đi của mình và phải đi đến cùng của con đường đó chứ không phải đi bên này rồi ngó bên kia.

Lứa chúng tôi, 25 năm gắn bó với điện ảnh Việt Nam đang dần thành đội ngũ không chuyên nghiệp, đi làm truyền hình. Các rạp chiếu dày đặc phim nước ngoài, có phim Việt Nam thì chủ yếu là hài, giải trí, thương mại.

Phim nghệ thuật đi đâu? Nhiều người hỏi tôi thế. Xin trả lời, phim nghệ thuật đi vào kho! Hệ thống rạp: hiện đại do tư nhân bao thầu, của Nhà nước thì hạch toán độc lập nên lợi nhuận là trên hết. Nhà nước không có chính sách hỗ trợ khâu phát hành.


Cảnh trong phim "Đời cát", một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Thanh Vân

Fafilm Việt Nam, đơn vị quốc doanh lép vế trước dòng thác thương trường. Chiếu phim nước ngoài nhanh, rẻ, lãi nhiều, phim nghệ thuật, phim dòng chính thống hầu như chỉ chiếu dịp lễ, ngày kỷ niệm. Thuộc nhiệm vụ bị buộc phải làm, các rạp có cách hành xử làm phim này chóng “chết” hơn theo kiểu xếp lịch chiếu vào giờ hành chính, ngày thường rồi bảo “không có khán giả” để ngừng chiếu.

Cách đây dăm năm, chúng ta có một thế hệ tương đối tốt để làm điện ảnh. Một độ tuổi tương đối tốt với nghề nghiệp điện ảnh. Hiện tại, sự lộn xộn trong hệ thống văn hóa khiến chúng tôi cũng phải hết sức cẩn thận. Mỗi người chọn con đường của mình. Trong một thời điểm, thứ bậc, động cơ sẽ được tranh chấp.

Môi trường điện ảnh hiện tại khiến người như tôi lúng túng. Lúng túng làm như thế nào và làm cái gì để đáng có một giá trị. Sự quanh quẩn đó làm chột đi khát vọng. Khi yếu tố quanh quẩn này chìm thì yếu tố duy trì nghề nghiệp một cách lương thiện phải nổi lên. Và đó là lý do tôi đi làm truyền hình.

Với những lần đưa điện ảnh của mình ra nước ngoài dự thi, tôi có niềm tự hào vì không quá xa lạ với điện ảnh thế giới bên ngoài. Điện ảnh Việt như cánh én nho nhỏ chưa thể hiện được thế lực hoặc dòng liền mạch như điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc, thậm chí, các nước đi sau trong ngành này như Philippines, Thái Lan- đã có gương mặt ổn định.

Cánh én nhỏ điện ảnh Việt như xuất hiện rồi lại biến mất nhưng dẫu sao vẫn phần nào giới thiệu được rằng điện ảnh Việt Nam cũng có một trí tuệ, văn minh chứ không đến nỗi mịt mù.

Giữa “cơn bĩ cực” này, người ta đang bàn về Dự thảo đề án Quy hoạch tổng thể phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nhưng chúng ta có vẻ như đang tiếp cận hơi quá mức mô hình của Hollywood- tập trung vào những nhà sản xuất.

Đây là xu hướng chung của thế giới, nhưng tôi biết được rằng, ở châu Âu cũng như trên toàn thế giới, ngoài Hollywood vẫn có những dòng phim độc lập. Trong đó, vai trò của tác giả là quan trọng nhất. Dòng phim này được gọi là phim tác giả.

Theo tôi, chúng ta cần xác định sự tồn tại của 2 dòng phim là song hành. Đến ngay cả ở nước Mỹ, như trong Liên hoan phim Sundance vẫn có dòng phim độc lập, tôn vinh tác giả là chính, là trọng tâm của các phim nghệ thuật. Nếu chúng ta chỉ chăm chăm xây dựng một mô hình thiên về Hollywood quá thì có lẽ không thực sự ổn thỏa.

Bạn sang châu Âu sẽ thấy, nhiều tác giả luôn dùng từ Hollywood hay kiểu Hollywood để nói tới những phim đề cao vai trò của nhà sản xuất. Còn những dòng điện ảnh độc lập lại hoàn toàn từ chối phương thức đó.

Ở đây chúng ta phải đặt ra câu hỏi rằng, lựa chọn phương thức đó có phải là quyết định cho sự phát triển của điện ảnh Việt hay không? Tính quyết định đó có đem lại những tác phẩm tốt hay không, đại diện cho gương mặt điện ảnh Việt hay không? Có lẽ chúng ta cần suy nghĩ thêm và cần có phán xét công bằng.

Hiện tại vai trò của nhà sản xuất ở nước ta chưa đủ. Một mô hình mới cần phải được xây dựng từ nền móng. Điều đầu tiên đương nhiên phải đào tạo được một hệ thống các nhà sản xuất đúng nghĩa, tức là không chỉ là việc cầm đồng tiền rồi tiêu như hiện nay. Mà vấn đề là nhà sản xuất còn phải là người tìm kiếm các dự án, tìm kiếm nguồn đầu tư.

Khi họ đã có tầm nhìn và tài chính thì họ có quyền lựa chọn nhân sự, từ đạo diễn tới diễn viên tham gia. Ngoài ra, họ cũng phải biết cách tổ chức hệ thống PR để phát hành phim. Như vậy, nhà sản xuất phải làm trọn gói các khâu từ đầu tư dự án tới thu về đồng tiền cuối cùng. Đồng tiền đó, không chỉ đơn thuần là từ rạp chiếu mà còn in đĩa, bán bản quyền…

Có như vậy mới đúng nghĩa là nhà sản xuất. Còn khi chúng ta chưa hiểu hết khái niệm, chưa hiểu đầy đủ mà cứ cố xây dựng mô hình đó thì cần thiết phải có đào tạo. Khi đã có một hệ thống nhân sự vững chắc thì ngôi nhà mới có thể đứng vững…

Những nhà làm phim đang thiếu khát vọng vươn tới, cứ quanh quẩn, nhìn nhau mà không biết rằng mặt bằng của ta ở đâu và liệu chúng ta có dám ước mơ đi đến một mặt bằng khác, không nhìn về phía trước.

Bao giờ tôi sẽ lại làm phim điện ảnh? Hiện giờ, tôi muốn làm kỹ lưỡng hơn, không muốn chắp vá và mãi phải khắc phục những khó khăn mà phải đàng hoàng hơn. Nhưng tôi sẽ lại chờ đến cơ hội của mình chứ không định trước đỉnh cao ấy cao bao nhiêu mét hay ở nơi nào. Nhưng nói chung, chúng tôi đủ lòng kiên nhẫn để chờ đợi (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân).

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

U23 Việt Nam thắng 2-0 U23 Malaysia, cầm chắc tấm vé vào tứ kết

Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã giành chiến thắng 2-0 trước U23 Malaysia, chúng ta nắm chắc ngôi đầu và tràn trề cơ hội vượt qua vòng bảng.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm