| Hotline: 0983.970.780

Đón chờ ngày Đại tướng về quê

Thứ Tư 09/10/2013 , 10:32 (GMT+7)

Cụ Nguyễn Thực (84 tuổi thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình) giọng còn khỏe, cứ vang vang: “Tôi biết Đại tướng chọn nơi đây làm nơi an nghỉ lâu rồi. Chao ôi, đất Mũi Rồng thế đẹp, đất thiêng lắm”.

Cụ Nguyễn Thực (84 tuổi thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình) giọng còn khỏe, cứ vang vang: “Tôi biết Đại tướng chọn nơi đây làm nơi an nghỉ lâu rồi. Chao ôi, đất Mũi Rồng thế đẹp, đất thiêng lắm”.

Nhìn bốn hướng

Khi chính thức nghe thông tin Đại tướng chọn nơi Mũi Rồng làm nơi yên nghỉ, trong lòng cụ Thực xốn xang lắm. Cho dù trước đó cụ cũng nghe mọi người nói vậy, nhưng vẫn còn nghi ngại. Sáng sớm, cụ nói con cháu làm bát cơm nóng ăn cho chắc bụng rồi đi qua dãy nhà thôn Thọ Sơn kiếm đường tắt đi lên núi.

Đứng trên núi Thọ, cụ nhìn sang bên khu Mũi Rồng rồi quay xuống núi. Nhìn cho rộng mắt vậy thôi chứ gốc cây, ngọn cỏ trên đó cụ cũng tường lắm rồi. Cụ Thực cho hay: Núi này là núi Thọ chứ không phải núi Rồng như mọi người tưởng. Tên núi Thọ nhưng mũi núi nhô ra biển thì gọi là Mũi Rồng vì như đầu rồng cúi xuống uống nước.


Nơi Mũi Rồng nhô ra biển và Đảo Yến tạo nên Vũng Chùa tĩnh lặng

Cụ Thực kể: “Cái hồi trước năm năm tư (1954), lúc đó tui cũng đã có vợ rồi, nhiều bữa thả bò trên núi Thọ thấy người Tây đi lại nhiều. Đi theo thì họ đuổi không cho. Hỏi họ nói là dưới Mũi Rồng có vàng nhưng vàng non nên không lấy được. Sau đó thì thôi, không có ai đến và cũng không ai nhắc tới nữa”.

Núi Thọ thuộc một nhánh của dãy Hoành Sơn chạy thẳng ra biển. Núi dài khoảng 2,5 km theo hướng đông nam. Trước đây trên núi Thọ có nhiều loại cây bản địa như sim, mua, muống… Sau này, người dân Thọ Sơn trồng keo, bạch đàn.


Cụ Nguyễn Thức: Thế đất Mũi Rồng thiêng lắm

Từ mái núi Thọ đổ ra hướng bắc có gần 20 hồ nước lớn nhỏ. Nhiều con khe nước quanh năm như khe Giếng Động, khe Sẩm Bằng, khe Vụng Mua… Mái đổ về phía nam ít hơn nhưng cũng có 13 khe. Trong đó có những khe lớn như khe Nước Sâu, khe Lá Bứa. Vì vậy, cây cối xanh tốt quanh năm.

Từ Mũi Rồng, cách khoảng gần cây số là dãy núi cùng thế chạy song song ra phía biển. Người dân ở đây gọi núi này là Mũi Ông. Mũi Ông như tấm bình phong lớn chắn gió đông bắc cho Mũi Rồng.


Mũi Rồng tựa vào núi Thọ

Anh Chu Văn An, Bí thư Chi bộ thôn Thọ Sơn, một người cũng gắn bó với núi Thọ từ lúc theo cha lên núi, cho hay: Phần Mũi Rồng chạy dài khoảng 700 m, kế tiếp là một khoảng đất bằng phẳng rộng chừng 1.500 m2 có tên gọi là Sẩm Bằng. Sau Sẩm Bằng là núi Thọ chạy dài. Núi cứ nhấp nhô lúc vòng cao lên, lúc hạ thấp xuống. Nhìn từ xe như rồng đang lượn.

“Và hình như, ngay cả khi nghĩ tới ngày ra đi, Đại tướng của chúng con cũng nghĩ về một vùng quê nghèo Quảng Bình, và Người muốn khi mình nằm xuống, danh thế của Người sẽ góp sức làm cho Khu du lịch Vũng Chùa- Đảo Yến và cả Khu kinh tế Hòn La - Quảng Bình có sức vươn dậy. Đại tướng của chúng con là như thế, luôn bên cạnh nhân dân, luôn nằm trong quê hương Quảng Bình yêu dấu”, nhà văn Nguyễn Quang Vinh chia sẻ.

Cũng theo anh An, trên Mũi Rồng có ngôi mộ Đá. Nghe nói ngôi mộ này của một vị có công với vùng đất này. Bà con cứ ai có việc lên núi thì đắp thêm cho mộ viên đá. Chính vì vậy nên mới có tên gọi là mộ Đá.

Cụ Thực cũng nói: “Tui lớn lên là đã thấy mộ Đá trên đó rồi. Ngoài ra còn có hai ngôi mộ khoảng trăm năm của hai người đến khai khẩn vùng này”. Rồi cụ đứng dậy chỉ tay ra hướng núi Thọ: “Nếu đứng từ trên Mũi Rồng, trời đẹp có thể nhìn vô hướng nam thấy được cả các xã Quảng Phú, Cảnh Dương. Nhìn ra phía đông nam là thấy một phần biển Đông và chếch là Đảo Yến. Điều đáng nói nữa là, Mũi Rồng có thế tựa vào núi Thọ rất vững chãi, thế vượng đời đời”.

Vinh dự, tự hào

Núi Thọ có Mũi Rồng nhô ra biển chia vùng đất này ra làm hai khu riêng biệt. Phía bắc là Khu kinh tế Hòn La, phía nam là khu du lịch Vũng Chùa- Đảo Yến.


Khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến

Khu Kinh tế Hòn La với nhiều lợi thế để phát triển. Cảng Hòn La (nằm trong Khu kinh tế Hòn La) là cảng biển được coi là sâu và lý tưởng nhất nước. Hiện nay, cảng Hòn La đang đầu tư xây dựng giai đoạn 1 cho tàu 1 vạn tấn cập bến. Cảng là điểm giao tiếp hết sức quan trọng trên tuyến vận tải Bắc - Nam và là một cửa ngõ trong giao lưu kinh tế lãnh thổ và khu vực.

Ông Nguyễn Quang Năm, Giám đốc Khu kinh tế Hòn La, cho biết: “Khu kinh tế Hòn La có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế đa dạng. Nơi đây sẽ được xây dựng các nhà máy thuộc các lĩnh vực như: Luyện Feromangan; chế biến nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp cơ khí; sản xuất vật liệu xây dựng; đóng và sửa chữa tàu thuyền; dịch vụ kho bãi”.


Người dân Thọ Sơn đón chờ ngày Đại tướng về quê

Hiện vùng đất này đã thành hình hài một khu kinh tế lớn. Trong một tương lai gần, Khu kinh tế Hòn La sẽ vươn mình đứng dậy, xứng đáng một tầm vóc kinh tế phát triển bên bờ biển Đông. 

 

 

Được tin Đại tướng chọn Vũng Chùa - Đảo Yến làm nơi yên nghỉ ngàn thu, ông Nguyễn Quang Năm xúc động: "Điều đó thật tự hào cho địa phương. Nơi yên nghỉ của Đại tướng sẽ là điểm nhấn tô đẹp thêm bức tranh toàn cảnh, trong đó có sự giao thoa giữa Khu kinh tế, Mũi Rồng, khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến”.

Còn ông Võ Văn Đạt, Chủ tịch UBND xã Quảng Đông, cho hay: "Chúng tôi thật vinh dự và tự hào. Người dân Quảng Đông vô cùng biết ơn Đại tướng đã nghĩ đến người dân chúng tôi còn rất nghèo khó, vất vả mà đến để làm điểm tựa về mặt tinh thần, tạo sức mạnh vô hình cho vùng đất này khởi sắc đi lên”.

 

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm