| Hotline: 0983.970.780

Báo động ý thức bảo vệ di sản

Thứ Ba 29/10/2013 , 10:07 (GMT+7)

Vụ cháy ở Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) là hồi chuông báo động về ý thức bảo vệ di sản của người dân cũng như sự lơ là của cơ quan quản lý.

Vụ cháy ở Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) thiêu rụi ngôi nhà Lang trăm tuổi duy nhất còn lại của Việt Nam và nhiều hiện vật quý bên trong là hồi chuông báo động về ý thức bảo vệ di sản của người dân cũng như sự lơ là của cơ quan quản lý.

Như Báo NNVN hôm qua đã đưa tin, chiều tối 24/10, tại Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường đã xảy ra vụ cháy thiêu rụi ngôi nhà Lang trăm tuổi duy nhất còn lại ở Việt Nam do 4 du khách tự ý nổi lửa trong nhà sàn.

Ngày 28/10, thông tin từ Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường cho biết, điều may mắn là nhiều công trình khác trong không gian 5 ha của bảo tàng này vẫn nguyên vẹn. Công an điều tra đã xác định được 4 du khách tự ý nhóm lửa trên nhà sàn gây cháy.

15 năm và 1 phút

Vụ cháy đã thiêu hủy 90% ngôi nhà Lang - nhà của tầng lớp cao nhất trong xã hội người Mường - với tuổi thọ hơn 100 năm. Đây là ngôi nhà Lang của gia đình quan Lang nhà bà Hà Thị Lợi thuộc địa phận Mường Chậm, huyện Tân Lạc, Hòa Bình, một công trình kiến trúc nguyên bản của nhà Lang được gia đình lưu giữ qua nhiều đời, và được bảo tàng bảo tồn như một hiện vật văn hóa giá trị nhất.

Trước khi bị tiêu hủy trong đám cháy, nhà Lang được dùng vào việc khai thác du lịch, cho du khách tham quan, thưởng thức những món đặc sản của người Mường và địa phương.

Gần 200 hiện vật được lưu giữ bên trong tái hiện nguyên bản đời sống sinh hoạt của nhà Lang, bao gồm: bộ cồng chiêng, bộ sưu tập súng săn, bộ sưu tập đồ đồng sinh hoạt gồm sanh, ninh, mâm, chậu, nồi các cỡ, đèn đồng; các loại đồ gốm bát, đĩa, bình, lọ; các loại đồ gia dụng mây tre đan, rương, chăn, gối… được Bảo tàng Mường tìm kiếm và sưu tập trong thời gian gần 15 năm cũng đã bị thiêu hủy toàn bộ trong đám cháy.


Nhà Lang trước...

 
...và sau khi bị cháy

Ông Vũ Đức Hiếu, Giám đốc Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường, nhận định: “Đây là một thiệt hại nghiêm trọng, không chỉ riêng với Bảo tàng Mường về giá trị vật chất và tinh thần, mà còn là sự tổn hại của cả nền văn hóa Mường, bởi sự độc nhất của ngôi nhà Lang - linh hồn văn hóa Mường và các hiện vật là không thể tái hiện lại”.

Lý giải vì sao giữa nhà sàn lại có bếp lửa, ông Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VHTTDL Hòa Bình, cho biết, ngôi nhà Lang này là nguyên bản, theo phong tục của người Mường thì trên nhà sàn phải có bếp lửa - đó là linh hồn của nhà sàn, là nơi tiếp khách, nơi gia đình quây quần ăn cơm, sưởi ấm, bỏ bếp lửa đi thì không phải là nhà nguyên bản nữa, mà giống như nhà sàn du lịch làm mới.

Ông Lâm khẳng định: Bảo tàng có bình chữa cháy nhỏ treo gần bếp lửa này, nếu mới phát hiện mà dùng bình dập ngay thì tai họa có thể khó xảy ra. Nhưng nếu du khách khi gây ra hỏa hoạn lại bỏ mặc, đang mùa hanh khô, ngôi nhà gỗ rất dễ bùng cháy.

Điều may mắn là đám cháy đã được cô lập, lửa không lan ra làm ảnh hưởng đến nhiều kiến trúc gỗ khác của Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường. Tuy nhiên không thể không nhắc đến ý thức của người dân trong việc bảo vệ di sản, ý thức đối với việc tuân thủ nội quy, quy định nơi công cộng cũng như sự lơ là, thiếu quan tâm của các nhân viên quản lý, bảo vệ ngôi nhà Lang, bảo vệ Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường nói riêng và rộng hơn là các cơ quan chức năng. 

Bảo tồn phải gắn với bảo vệ

PGS-TS Lưu Anh Hùng, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhận định: “Chế độ nhà Lang đã hết lâu rồi, từ năm 1954. Từ đó đến giờ nếu còn ngôi nhà Lang là rất quý. Công tác quản lý những di sản văn hóa như thế này cũng cần phải được xem lại. Vì sao lại cho khách tới ăn uống, dùng lửa trong một ngôi nhà toàn bằng gỗ, phương tiện cứu hỏa thế nào, công tác phòng cháy ra sao... Vì thiệt hại này không thể chỉ tính bằng tiền vì sẽ có rất nhiều hiện vật không thể phục chế hoặc không thể phục chế như nguyên bản”.

Vài ngày sau khi đám cháy được dập tắt, ông Vũ Đức Hiếu đã “bình tĩnh” hơn để đánh giá lại thiệt hại và cho biết, bảo tàng đã mời một số nghệ nhân cao tuổi và rành nghề mộc, kiến trúc Mường tới xem xét. Theo quan sát của những nghệ nhân thì ngôi nhà Lang chỉ bị cháy phần mái trên và đầu cột, còn phần cấu trúc gỗ ở đế sàn vẫn còn nguyên vẹn, đó là phần rường cột căn bản của công trình này chỉ bị xém phần ngoài vỏ, vẫn còn cơ phục dựng lại được.

Đây là điều may mắn đối với việc bảo tồn di sản nhưng cũng là bài học không hề rẻ về công tác bảo tồn, giữ gìn di sản ở nước ta.

Qua vụ việc này, có thể thấy, ý thức, sự văn minh của một số du khách rất xuống cấp. “Chỉ từ một sơ suất nhỏ mà họ đã gây thiệt hại lớn. Thật đáng trách khi từ một hành động bất cẩn gây cháy, họ lại cư xử vô trách nhiệm. Nếu họ kêu cứu, cùng nhân viên bảo tàng chữa cháy thì thiệt hại có thể không đến mức như vậy”, ông Bùi Ngọc Lâm chia sẻ.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm