| Hotline: 0983.970.780

Chồng chéo quản lý di tích

Thứ Ba 10/12/2013 , 10:26 (GMT+7)

Sự chồng chéo trong quản lý này là nguyên nhân của những vụ việc di tích bị xâm hại nghiêm trọng mà thời gian qua dư luận đã lên tiếng...

Theo thống kể của Cục Di sản (Bộ VHTTDL) cả nước có hơn 3.000 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia, trong đó có 7 khu Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới, 34 Di tích quốc gia đặc biệt và hơn 7.000 di tích cấp tỉnh, thành phố.

Với số lượng di tích khổng lồ như vậy, lại tồn tại nhiều mô hình quản lý di tích khác nhau nên việc quản lý, bảo vệ còn có nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng khai thác, phát huy giá trị di tích chưa hiệu quả. Tuy nhiên, tìm một mô hình chung trong quản lý di tích không phải là vấn đề đơn giản.

Chồng chéo

Đây là thực trạng tồn tại nhiều năm qua. Theo đó, những vấn đề như tên gọi của các đơn vị quản lý di tích chưa thống nhất. Có nơi gọi là Ban quản lý di tích, danh thắng, nơi lại gọi là Trung tâm bảo tồn di tích…

Sự chồng chéo về chức năng quản lý Nhà nước và quản lý nghiệp vụ giữa Phòng quản lý di sản và Ban quản lý di tích trực thuộc Sở VHTTDL. Còn có những Ban quản lý di tích trực thuộc UBND tỉnh, vừa có chức năng quản lý Nhà nước vừa là đơn vị sư nghiệp; một số Ban quản lý di tích trực thuộc UBND tỉnh được giao quản lý 3 đến 4 di tích, nhưng trên thực tế các di tích này đã được chính quyền cấp huyện trực tiếp quản lý nên vai trò của Ban hiện nay quá mờ nhạt, nhiệm vụ giữa Ban và địa phương lại chồng chéo, gây khó khăn, phức tạp trong quản lý.

Sự chồng chéo trong quản lý này là nguyên nhân của những vụ việc di tích bị xâm hại nghiêm trọng mà thời gian qua dư luận đã lên tiếng như vụ việc tu bổ chùa Trăm Gian (Hà Nội), đình Ngu Nhuế (Hưng Yên), sư mang tượng giống mình vào chùa Chân Long (Hà Nội)…


Vụ sư trụ trì tự ý mang tượng giống mình vào chùa gây bức xúc dư luận xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội)

Bên cạnh đó, những chồng chéo trong quản lý di tích cũng gây ra hiện tượng tranh chấp quản lý nguồn thu giữa Ban quản lý di tích với chính quyền địa phương và người trực tiếp trông nom di tích (nhà sư, ông từ…).

Ông Nguyễn Thế Chính, Giám đốc Sở VHTTDL Bắc Giang, chia sẻ: “Việc quản lý di tích đền, chùa rất khó khăn ở địa phương. Vừa có Ban quản lý, vừa có sư trụ trì, ông từ… nên chồng chéo. Một thực tế nhức nhối đối với Bắc Giang là đưa đồ tự mới vào chùa, thờ Bác Hồ, anh hùng liệt sĩ cũng ở trong chùa. Có khoảng 30% đồ thờ mới đưa vào di tích. Nhà chùa nhận thì Ban quản lý khó từ chối, mà Ban quản lý nhận rồi thì nhà chùa cũng không thể bỏ ra”.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản (Bộ VHTTDL) cũng khẳng định: “Bất cập hiện nay là tên gọi chưa thống nhất, chồng chéo nhiệm vụ quản lý. Ở một số nơi tiền công đức trên ban thờ do các cụ (tổ chức đoàn thể) quản lý, tiền trong hòm công đức do chính quyền quản lý, đến thắp hương có cụ nhắc có tiền giọt dầu để vào đĩa, chứ để hòm công đức các cụ không hài lòng cho lắm”.

Trao quyền cho cơ quan quản lý

Dự thảo hướng dẫn của Bộ VHTTDL đã đưa ra một số định hướng kiện toàn bộ máy quản lý di tích như: Thống nhập tập trung quản lý Nhà nước về di tích lịch sử; thành lập Ban quản lý trực thuộc Sở VHTTDL đối với những di tích quan trọng, đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới cơ quan quản lý phải là cấp tỉnh. Đặc biệt, mỗi một di tích chỉ có một tổ chức quản lý, bảo vệ và chăm sóc trực tiếp.

Tuy nhiên, ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL, đề nghị, đã là di tích được xếp hạng nhất thiết phải có Ban quản lý, Ban quản lý trực thuộc cấp nào vẫn do địa phương, Bộ không thể ra văn bản xóa hết một số mô hình di tích hiện nay và thống nhất một mô hình.

PGS.TS Trần Lâm Biền cho rằng, cần phải trao quyền lực cho cơ quan quản lý. Ông nhấn mạnh: “Dù có phân cấp thế nào đi nữa thì phải thống nhất từ trên xuống dưới, lãnh đạo cấp trên chịu trách nhiệm với cấp dưới.

Hiện nay di sản văn hóa của chúng ta bị vi phạm nhiều do sự lầm lẫn nhiều về chủ nhân của di sản. Ai là chủ nhân của di sản văn hóa khó xác định cụ thể. Những người trông coi di tích nhầm lẫn về quyền chủ nhân dẫn đến coi thường pháp luật, tự ý tu bổ dẫn đến méo mó di tích”.

Câu chuyện thống nhất mô hình quản lý di tích như thế nào còn là bài toán nan giải, song việc Bộ VHTTDL đưa vấn đề ra bàn thảo đó cũng được coi là động thái tích cực nhằm giải quyết những bất cập trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích hiện nay.

Ông Phan Đình Tân, Người phát ngôn Bộ VHTTDL, cũng cho rằng một trong những nguyên nhân khiến việc quản lý di tích gặp nhiều khó khăn như hiện nay là do năng lực, kiến thức của người trông nom di tích. Cái tâm lý con ông, cháu cha, theo kiểu cha truyền con nối cũng khiến cách quản lý di tích bị thay đổi. Thêm nữa phải có chế độ cụ thể để người trông nom di sản rằng buộc quyền lợi và trách nhiệm với di tích.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm