| Hotline: 0983.970.780

Người đưa "Con đĩ đánh bồng" vào trường học

Thứ Năm 03/05/2012 , 09:40 (GMT+7)

Đó là nghệ nhân Triệu Đình Hồng (thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Nghệ nhân Triệu Đình Hồng
Tự bỏ tiền túi ra mua sắm trang phục, nhạc cụ… để truyền dạy cho thế hệ trẻ điệu múa cổ “Con đĩ đánh bồng”, ông cũng là người đâu tiên đưa điệu múa này vào trường học. Đó là nghệ nhân Triệu Đình Hồng (thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Ông có thể cho biết rõ hơn về điệu múa trai giả gái đặc biệt này?

Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” có nguồn gốc từ truyền thuyết về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng sau khi thắng giặc Đường ở thành Tống Bình (làng Triều Khúc bây giờ), ông chọn nơi đây làm đại bản doanh để quân nghỉ ngơi, dưỡng sức và tập luyện. Trong quân ngũ không có phụ nữ nên một số binh lính giả trai thành gái để múa nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ.

Điệu múa bồng ra đời từ đó và có truyền thống hơn 12 thế kỷ. Và điệu múa "Con đĩ đánh bồng” đã trở thành một tiết mục diễn xướng trong những hình thức nghệ thuật dân gian được lưu truyền và có những bản sắc riêng. Không giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, điệu múa này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc tế lễ Thánh làng Triều Khúc (mỗi năm hai lần là tháng Giêng và tháng tám âm lịch). Vì là điệu múa phục vụ trong việc tế lễ nên rất cầu kì, từ việc lựa chọn những người tham gia múa bồng, đó nhất định phải là nam giới đến trang phục biểu diễn. Khi lễ rước kiệu bắt đầu, đội múa bồng mặc váy yếm đào, trang điểm khăn mỏ quạ y như những người con gái thôn quê. Phía trước bụng mỗi người đeo một cái trống dài gọi là trống bồng.

Lúc biểu diễn, nam diễn viên vừa dùng hai tay đánh trống "bung bung” vào hai bên trống và nhảy múa uốn éo, lẳng lơ, mắt lúc nào cũng phải liếc ngang, liếc dọc, ve vãn những thanh niên rước kiệu. Động tác nổi bật nhất của điệu múa là khi hai "đĩ" tựa lưng vào nhau, lả lướt đầy vẻ hạnh phúc làm mê đắm người xem.


Điệu múa "Con đĩ đánh bồng"

Việc tuyển chọn những trai làng tham gia điệu múa này có khó không, thưa ông?

Những năm trước quả thực là rất khó, vì đi múa thế này có kinh phí hỗ trợ đâu, tất cả là nhờ vào cái tâm của mọi người. Hiện đội múa bồng làng Triều Khúc có gần 20 người, trong đó người trẻ nhất là 21 tuổi và người cao tuổi nhất là tôi. Các đôi múa kết hợp rất nhuần nhuyễn, say mê và yêu đời.

Được biết, ông đã vận động để đưa múa bồng vào trường học?

Vâng. Giờ thanh niên làng Triều Khúc tham gia múa bồng không ít, nhưng không phải ai cũng một lòng thủy chung với điệu múa. Để điệu múa cổ trường tồn, tôi nghĩ mình là người đi trước phải dành hết tâm huyết, kinh nghiệm truyền đạt lại cho các em.

Không chỉ thành lập đội múa của làng, tôi cũng đề nghị với UBND xã, rồi Ban giám hiệu trường THCS Tân Triều để đưa múa bồng vào giảng dạy trong trường từ năm 2010. Việc đưa múa bồng vào dạy trong giờ học Văn - Thể của trường tôi không đòi hỏi bất kỳ một khoản kinh phí nào, mỗi kỳ học tôi tình nguyện lên lớp 45 tiết dạy cho học sinh.

Nói chung các cháu nam lúc đầu rất ngại tham gia, phải thuyết phục nhiều các cháu mới mạnh dạn múa. Giờ thì đội múa bồng của trường THCS Tân Triều đã mạnh lắm rồi, đã tham gia nhiều hội diễn văn hóa nghệ thuật của huyện Thanh Trì, của TP Hà Nội và đều đoạt giải.

Con gái không được múa vì quy định từ xa xưa là chỉ có trai mới được múa, một phần nữa là vì sợ họ sẽ mang điệu múa bồng của ông cha ra khỏi lũy tre làng. 

"Bà con trong làng cũng quyên góp một phần để chúng tôi duy trì điệu múa cổ của làng. Tôi thuyết phục vợ bỏ tiền của mình ra để mở lớp, không chỉ phục vụ việc trà nước, chúng tôi còn mua quần áo, đạo cụ, phấn son... Hơn 40 năm gắn bó và truyền nghề cho nhiều thế hệ trong làng, tôi chỉ mong muốn duy nhất là múa bồng - một loại hình nghệ thuật dân gian đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay ở Triều Khúc được nhiều người biết đến hơn", ông Triệu Đình Hồng.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm