| Hotline: 0983.970.780

Bị ngứa bởi sâu róm nên bôi thuốc gì?

Thứ Ba 28/04/2009 , 10:20 (GMT+7)

Xin hỏi lông sâu róm có chất gì gây ngứa. Khi bị ngứa nên bôi thuốc gì và làm sao diệt được sâu róm?

* Làm sao tổ kiến đông đúc như thế mà có thể tránh được ngập nước khi lũ lụt, mưa gió?

Khúc Thụy Liên, Ba Đình, Hà Nội

Kiến thuộc bộ Cánh màng, trong lớp Côn trùng. Một đàn kiến thường đông tới trên 100.000 con. Loại kiến ta thường gặp đều là kiến thợ (kiến có cơ cấu giới tính chưa phát triển). Tổ kiến thường được xây dựng ở chỗ khô ráo, nhiều loài kiến làm tổ tại các chòm lá trên cao. Kiến rất mẫn cảm với nhiệt độ và độ ẩm không khí. Khi sắp mưa gió ta thấy kiến tha trứng di chuyển thành từng đàn đến các vị trí an toàn hơn. Tổ kiến có cấu tạo rất khoa học. Có loài kiến biết trồng nấm, biết trồng loại gạo riêng cho kiến, biết nuôi nha trùng hại bông để lấy sữa…

* Tôi rất thích sưu tầm các loại côn trùng nhưng không rõ côn trùng có mũi và tai, có máu và hệ tuần hoàn hay không?

Ngô Hải Dương, Khoa Điều khiển tự động, ĐH Bách khoa Hà Nội

Côn trùng có tới khoảng 1 triệu loài khác nhau và có mặt trên Trái đất từ 400 triệu năm nay. Thị giác của côn trùng rất phát triển. Các mắt kép ở côn trùng cấu tạo bởi hàng trăm, hàng nghìn các thấu kính nhỏ giúp nhìn rất rõ các đối tượng. Ngoài ra còn có 2-5 mắt đơn, giúp xác định ngày và đêm. Xúc giác, vị giác, khứu giác của côn trùng thường nằm ở đôi ăng ten dài mọc trên đầu. Còn có những lông xúc giác cực nhạy nhô ra từ phía sau lưng bụng. Côn trùng có tim và hệ tuần hoàn đơn giản. Máu chảy vào tim nhờ những lỗ nhỏ có van. Khi tim thắt lại thì những lỗ này đóng lại để đưa máu chảy qua động mạch đi nuôi cơ thể. Muỗi chưa có các mao mạch như ở nhiều động vật khác. Bụng muỗi còn chứa các ống nhỏ để chuyển các chất thải từ máu. Nước theo máu đi khắp cơ thể và vì vậy muỗi cần rất ít nước.

* Tôi rất thích chấm nước mắm cà cuống. Nhưng nghe nói các nhà hàng toàn dùng tinh dầu cà cuống nhân tạo. Thực chất đó là hợp chất gì và có hại hay không?

Bùi Việt Bảo, quận 1, TP Hồ Chí Minh

Cà cuống thuộc nhóm côn trùng có kích thước lớn (có khi dài tới 10-12cm). Tên khoa học là Lethocerus indicus. Dưới ngực ngay gần phía lưng con đực có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống (kích thước 2-3 x 2-3cm) chứa một loại tinh dầu nhẹ hơn nước, có mùi thơm đặc biệt gọi là tinh dầu cà cuống (Essence de bélostome hay Mangdana essence).

Trước đây cà cuống ở nước ta rất nhiều cho nên việc tìm mua tinh dầu cà cuống thiên thiên không khó khăn gì. Gần đây do quá lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học nên hầu như không còn gặp cà cuống (cũng như quạ và nhiều động vật khác). Các nhà hóa học đã phân tích thấy trong tinh dầu cà cuống có thành phần chủ yếu là Hexanol acetate, một loại pheromone (chất dẫn dụ). Nhà khoa học Việt kiều Nguyễn Đạt Xường từ lâu đã tổng hợp được chất này và bán ở Pháp.

Hiện nay chúng ta thường mua của Thái Lan. Hương vị gần giống với tinh dầu cà cuống thiên nhiên nhưng không thể đạt được sự tinh tế như tinh dầu thiên nhiên. Có thể tìm mua ở các siêu thị. Nhiều người đã có ý định chủ động nuôi cà cuống đẻ có được đúng loại tinh dầu thiên nhiên như trước đây. Đây là ý tưởng rất hay.

* Cây doi nhà tôi có rất nhiều sâu róm. Thỉnh thoảng chúng rơi vào người gây rất ngứa. Xin hỏi lông sâu róm có chất gì gây ngứa. Khi bị ngứa nên bôi thuốc gì và làm sao diệt được sâu róm?

Nguyễn Thị Hằng, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

Sâu róm là ấu trùng có nhiều lông của các loài ngài hoặc bướm. Khi chạm vào da sẽ gây viêm đỏ do ở gốc các lông còn có những gai nhỏ đến mức mắt thường không thấy được (khoảng 0,1mm). Trong gai này có chứa một độc tố thuộc loại protein gây viêm ngứa. Khi sâu róm lọt vào nhà, càng quét dọn thì lông sâu róm càng phát tán và bám vào da thịt. Sâu róm thường phá hại cây trồng, nhất là loài sâu róm phá hại thông.

Ví dụ từ đầu năm 2009 đến gần đây (3-2009) đã có tới 2.800 ha rừng thông ở Lâm trường Quảng Trạch (Quảng Bình) bị sâu róm phá hại. Diệt sâu róm bằng các thuốc trừ sâu hóa học vừa tốn kém, vừa ít hiệu quả. Nên tìm mua loại thuốc trừ sâu sinh học BT (chứa vi khuẩn Bacillus thuringiengis) để gây bệnh lây lan cho sâu róm và tiêu diệt chúng.

Khi bị ngứa vì lông sâu róm thì nên rửa bằng nước pha muối. Còn có thể giã lá chàm (hay lá xuyên tâm liên, lá bỏng) rồi chế bằng nước nguội để uống. Bã lá đem xoa vào chỗ ngứa. Cũng có thể nhai vừng sống rồi xoa vào các chỗ đó.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.