| Hotline: 0983.970.780

Văn hóa núi Đọ

Thứ Hai 01/06/2009 , 10:19 (GMT+7)

Tôi hay nghe nói đến văn hóa Núi Đọ mà không hiểu nơi này ở vùng nào và có gì đặc biệt?

Di vật khảo cổ núi Đọ
* Tôi hay nghe nói đến văn hóa Núi Đọ mà không hiểu nơi này ở vùng nào và có gì đặc biệt?

Trịnh Thị Tâm, Mỏ Cày, Bến Tre

Núi Ðọ nằm bên hữu ngạn sông Chu, thuộc huyện Thiệu Hoá, Thanh Hóa. Núi Đọ nằm ngay ngã ba của ba xã: Thiệu Tân, Thiệu Vân, Thiệu Khánh, ngã ba của sông Chu, sông Mã, hai con sông lớn nhất của tỉnh Thanh Hoá. Cùng với núi Bàn A (Núi Vồm - Thiệu Khánh) - Cồn Chân Tiên (Thiệu Khánh) tạo ra thế chân kiềng vững chãi. Núi Ðọ được xem là nơi có nhiều vết tích về người cổ. Núi Ðọ còn được gọi là Qui Sơn, được ngợi ca là "Linh Quy Hí Thuỷ" (Rùa thiêng uống nước) là thắng cảnh trong Bàn A thập cảnh. Nhiều nhà khoa học xếp di chỉ Núi Đọ vào sơ kỳ đồ đá cũ, giai đoạn phát triển đầu tiên của loài người. Thời điểm kết thúc của giai đoạn này là cách đây khoảng 10.000 năm.

Theo thông tin trên mạng (samson.vn) thì Núi Ðọ chiếm không gian không lớn trong quần thể, nhưng có cấu tạo địa chất đặc biệt mà các núi khác xung quanh không có. Một đặc điểm rất dễ nhìn thấy của đá Núi Ðọ là cứng rắn sắc cạnh hơn nhiều lần các loại đá xung quanh như đá vôi, đá lớp. Cha ông ta đã biết điều đó từ rất sớm, nên đã sử dụng chúng làm công cụ lao động - Những chiếc mảnh tước, rìu tay... được lấy từ đá Núi Ðọ từng giúp cộng đồng duy trì và phát triển, vượt qua thời đại đồ đồng với nền văn hóa Ðông Sơn rực rỡ. Ðất Thiệu Hoá ôm trọn đôi bờ hạ lưu sông Chu.

Ði ngược thượng nguồn, các nhà khoa học đã phát hiện phần lớn lưu vực sông Chu nằm trong các khối đá mác-ma mà ta thường gọi là đá hoa cương, như những khối bê tông khổng lồ được cấu tạo từ những nguyên liệu hết sức bền vững, nhất là về mặt hoá học. Sông Chu núi Ðọ còn là huyền thoại của Thiệu Hoá. Khi đến địa phận núi Ðọ, sông Chu mềm mại đổi hướng về phía Bắc, âu yếm ôm lấy chân núi, tạo ra các bãi bồi tít tắp của xã Thiệu Nguyên và Thiệu Tân. Nhưng đến địa phận núi Trịnh, núi Vồm, sông Chu lừng lững chảy thẳng giữa hai dãy núi để sớm được hoà vào sông Mã cùng đi đến biển Ðông.

* Xin cho biết thêm thông tin về dân tộc La Hú ở nước ta hiện nay?

Nguyễn Đông Thức, Hà Nội

Dân tộc La Hú còn có các tên gọi khác là Xá lá vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy, Cò Xung Xá, Kha Tà, thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến. Dân số chỉ có khoảng 5.300 người, phần đông sống ở huyện Mường Tè, Lai Châu.

Theo nhà văn hóa Hữu Ngọc thì từ La Hú có nghĩa là khỏe như hổ và có liên quan đến hổ (săn bắn, nướng thịt hổ). Có thể hổ là tô-tem (vật tổ) của người La Hú. Tục thờ cúng tổ tiên đã có từ lâu nhưng chỉ cúng ma nhà (bố mẹ) mà thôi. Gia đình chỉ lập bàn thờ sau khi bố chết và do con trai đảm nhiệm. Trên bàn thờ đặt 4 ống nứa làm bát đựng cơm và nước chè khi cúng. Nhóm La Hú Trắng cúng ma nhà mỗi tháng một lần và vào 3 dịp tết trong năm. Kiêng cúng vào ngày bố mẹ chết. Có phong tục buộc cành cây con vào cột ma nhà, rồi buộc sợi chỉ kèm 9 lông gà (luộc 9 con khác nhau) để tổ tiên nhận được đường về.

Họ quan niệm có ba thế giới: thế giới người (đeo vỏ dao sau hông), thế giới người trời (đeo vỏ dao ở cổ) và thế giới dưới lòng đất (chỉ cao bằng gang tay). Ông Trời (Mỏ Ma) là vị thần tối cao. Mồng một Tết mọi nhà đều phải cúng Trời.

Bà mụ (Thò po a mạ) trông coi việc sinh tử. Ba ta có 6 vú ở ngực cho người bú và 7 vú ở lưng cho ma bú (!). Bà có cây đào, nếu xin được quả to thì đẻ con to khỏe. Bà phân định nghề nghiệp cho mọi người. Nghề cao quý nhất là thày cúng và thợ rèn. Các con vật và cây cối đều có hồn. Người có 12 hồn trong đó có một hồn chính.

Những hồn chính của người trong nhà tụ tập quanh bếp lửa, còn các hồn phụ đi lang thang (!), có khi quên đường về hoặc nhập vào muông thú làm cho con người mắc bệnh và phải lo cúng lễ (!)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm