| Hotline: 0983.970.780

Các khái niệm đánh giá nước thải

Thứ Tư 26/05/2010 , 10:02 (GMT+7)

Xin cho biết các khái niệm đánh giá nước thải như COD, BOD, BOD5, TSS?

* Xin cho biết các khái niệm đánh giá nước thải như COD, BOD, BOD5, TSS?

Vũ Thu Trang, Duy Xuyên, Quảng Nam

COD hay nhu cầu ôxy hóa học (COD - viết tắt từ tiếng Anh: chemical oxygen demand) là lượng oxy có trong Kali bicromat (K2Cr2O7) đã dùng để oxy hoá chất hữu cơ trong nước. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), làm cho COD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước. Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch.

BOD hay nhu cầu ôxy hóa sinh học hay nhu cầu ôxy sinh học (ký hiệu: BOD, từ viết tắt trong tiếng Anh của Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand) là lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá các chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật. BOD là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết ôxy trong nước nhanh hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường.

BOD5: Để oxy hoá hết chất hữu cơ trong nước thường phải mất 20 ngày ở 20oC. Để đơn giản người ta chỉ lấy chỉ số BOD sau khi oxy hoá 5 ngày, ký hiệu BOD5. Sau 5 ngày có khoảng 80% chất hữu cơ đã bị oxy hoá.

TSS (turbidity & suspendid solids) là tổng rắn lơ lửng. Thường đo bằng máy đo độ đục (turbidimeter). Độ đục gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo và những vi sinh vật và chất hữu cơ có trong nước. Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng hoặc hấp thụ chúng và phát xạ trở lại với cách thức tùy thuộc vào kích thước, hình dạng và thành phần của các hạt lơ lửng và vì thế cho phép các thiết bị đo độ đục ứng dụng để phản ánh sự thay đổi về loại, kích thước và nồng độ của các hạt có trong mẫu.

* Đá quý gồm bao nhiêu loại và thế nào thì được coi là đá quý?

Đoàn Xuân Thà, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Bất kỳ loại đá nào có màu sắc, độ phản quang đẹp, có thể dùng làm đồ trang sức, làm vật trang trí đều được coi là đá quý. Hiện có tới trên 200 loại đá quý khác nhau. Một số loại đá quý vì rất cứng (như kim cương) nên đã được sử dụng trong công nghiệp. Về mức độ xếp hạng đá quý có thể kể đến Kim cương, Rubi, Saphia, Emơrốt...

Ngoài ra còn phải kể đến các loại đá quý như Coridon, Berin, Crizoberin, Jadeit, Opan, Granat, Spinen, Topa, Tuamalin, Olivin, Spodumen, Ziricon, Thạch Anh... Nước ta có những nguồn đá quý và đá bán quý khá phong phú. Đã đưa vào khai thác các mỏ Rubi (hồng ngọc) ở Yên Bái, ở Nghệ An... Ngoài ra còn phát hiện thấy các mỏ Saphia, Spinen, Opan ở nhiều vùng khác nhau.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.