| Hotline: 0983.970.780

Lao động "nhảy việc", DN đau đầu

Thứ Năm 05/01/2012 , 10:23 (GMT+7)

"Năm tới khu vực nông thôn tiếp tục "đói" lao động, nhân công "nhảy việc" nhiều, khiến DN lao đao", ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH nhận định.

Lao động nông thôn ngày càng giảm (Ảnh minh họa)

"Năm tới khu vực nông thôn tiếp tục "đói" lao động, nhân công "nhảy việc" nhiều, khiến DN lao đao", ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH nhận định. 

Thưa ông, năm 2012 dự báo thị trường lao động nông thôn sẽ gặp  thách thức gì?

Cũng như các năm trước, tình trạng thiếu việc làm còn tiếp tục, nhất là khu vực nông thôn. Ước tính lao động khu vực nông lâm ngư nghiệp sẽ giảm từ 500.000 - 600.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ nghiêm trọng hơn khi có thêm 1,5 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động.

Thách thức càng gia tăng khi phần lớn lao động nông thôn mặc dù có việc làm, thậm chí làm nhiều giờ, nhưng vẫn khó khăn về thu nhập. Tình trạng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị quy mô lớn sẽ diễn ra. Kéo theo đó là ùn tắc giao thông, tạo áp lực nghiêm trọng lên cơ sở hạ tầng.

Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn càng trở ngại hơn do gia tăng nguồn cung lao động. Khả năng thu hút đầu tư của DN vào lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ, ngay cả địa bàn bị thu hồi đất nông nghiệp. Cơm áo gạo tiền càng trở thành gánh nặng đối với lao động nông thôn khi có tới 20 chính sách khác nhau liên quan đến nhóm đối tượng này.

Tại hội thảo tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược việc làm, ông đã cảnh báo hiện tượng lao động “di cư ngược” sẽ diễn ra ngày càng mạnh...

Vâng. Đây là thách thức của DN trong các năm tới. Cách đây 10 - 15 năm, các khu công nghiệp tại TP HCM, Hà Nội phát triển theo mô hình tập trung đã thu hút khá đông lực lượng lao động ở Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang, Cao Bằng… nhiều nhất là các tỉnh miền Nam. Thế nhưng gần đây Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc lại thu hút khá đông lao động từ các thành phố lớn đến làm việc.

Tôi cho rằng đây là xu thế tất yếu và tích cực bởi khi tình hình kinh tế thị trường có nhiều biến động, tiền lương không đủ chi trả tiền thuê nhà, sinh hoạt thì làm việc ở gần gia đình sẽ là lựa chọn hàng đầu của lao động nông thôn.

Nhiều DN sẽ đau đầu với tình trạng lao động “nhảy việc” ở các tháng đầu năm?

Lao động không làm ở chỗ này chuyển chỗ khác là vấn đề cực kỳ bình thường, họ sẵn sàng bỏ việc để tìm đến nơi trả thu nhập cao hơn. Đây là xu hướng chung của các nước phát triển chứ không chỉ riêng tại Việt Nam.

Nhiều DN lo ngại hơn khi lao động bỏ nhiều, khiến cho hoạt động kinh doanh của Cty gần như ngưng trệ. Tất cả xoay quanh 2 chữ “tiền lương” nếu anh không thể đảm bảo cuộc sống cho họ. Hiện chúng tôi đang thúc đẩy nhiều chương trình, đề án phối hợp với DN đào tạo lao động có tay nghề cao.

Về phía người lao động cũng cần thay đổi nhận thức của mình, phải học tập chăm hơn. Còn với người làm công tác tuyển dụng lao động phải kiểm soát được chất lượng lao động khi cung cấp cho các thị trường.

Một trong các giải pháp DN đưa ra là thanh lọc nhân sự. Nó đồng nghĩa với tỷ lệ lao động thất nghiệp gia tăng. Dưới góc độ quản lý, ông đánh giá sao?

Giống như các nước đang phát triển khác, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 đã tác động đến Việt Nam khá nặng nề, thất nghiệp cũng tăng từ 2% lên gần 3%. Ngoài ra còn có sự chuyển dịch sang khu vực việc làm phi chính thức.

Trước tình trạng này, ngành lao động kiến nghị gửi trình Chính phủ bổ sung các chính sách hỗ trợ DN, trong đó ưu tiên tiếp tục phát triển công tác đào tạo. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi việc nhiều DN nhỏ tuyên bố phá sản bởi hỗ trợ của nhà nước cũng chỉ như “muối bỏ biển” (Theo thống kê năm 2010 có từ 50.000 - 60.000 DN phá sản). Song, trong nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, hãy coi việc DN phá sản là bình thường.

Có phải bất cập lớn nhất hiện nay là thiếu giáo viên dạy kỹ năng nghề cho người lao động?

Đây cũng là thách thức mà chúng tôi đưa vào dự thảo Chiến lược việc làm giai đoạn 2011- 2020. Đó là xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục đảm bảo phát triển cân bằng không chỉ cho những người lao động có kỹ năng và năng lực tốt hơn mà còn cho những lao động yếu thế, dễ bị tổn thương...

Nâng cao năng lực hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm, hình thành hệ thống dịch vụ việc làm công, tập trung vào các hoạt động thông tin thị trường lao động và tư vấn, giới thiệu việc làm, cải thiện khả năng tiếp cận thông tin thị trường lao động, đặc biệt của các nhóm dễ bị tổn thương…

Theo ông, DN cần làm gì để giữ chân được lao động “thủy chung” với mình?

DN và người lao động phải cùng nhau giải quyết các nhóm lợi ích. DN phải tăng thu nhập thâm niên cho người lao động, bù lại, người lao động nên chủ động bổ sung cho mình có được một trình độ tay nghề cao để luôn ở vị thế ông chủ “khó cắt giảm”.

Xin cảm ơn ông!

2012 sẽ có 90.000 lao động xuất ngoại

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước thông báo, năm 2011 đã có 88.900 lao động XK (đạt 101% kế hoạch). Dự kiến năm 2012 sẽ tiếp tục đưa 90.000 lao động  xuất ngoại.

Để thực hiện được mục tiêu này, Cục sẽ yêu cầu các DN, ngoài việc củng cố thị trường truyền thống như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… phải đẩy mạnh khai thác các thị trường mới, thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Trung Đông.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm