| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An khắc phục SX sau lũ

Thứ Năm 20/09/2012 , 10:32 (GMT+7)

Ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, cơn "đại hồng thủy" vừa xảy ra gây thiệt hại khá nặng nề.

Những cánh đồng bị ngập úng sau lũ
Ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, cơn "đại hồng thủy" vừa xảy ra gây thiệt hại khá nặng nề. Đặc biệt trong SXNN, tỉnh này có tới trên 20.000 ha lúa HT, mùa... bị úng ngập.

Bám sát cơ sở 

"Đến nay nước lũ đã rút, nhưng đi kiểm tra thiệt hại mới thấy thương bà con nông dân. Họ một nắng hai sương để làm ra hạt gạo thế mà sau lũ, lúa bị ngập úng bê bết trong bùn đất. Mặc dù chúng tôi đã chỉ đạo nước rút đến đâu tranh thủ gặt ngay đến đó với hy vọng sẽ vớt vát được ít nhiều, lúa bị ngập chìm trong nước tới 2-3 ngày đã mềm nhũn dù có gặt về rửa sạch bùn đất cũng mất ăn", ông Hồng chia sẻ.

Trước và sau lũ, UBND tỉnh và các ngành đều thường trực 24/24 giờ, chia nhau bám sát cơ sở chỉ đạo các địa phương huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ khắc phục hậu quả. Khi nước lũ đang chia cắt các tuyến giao thông, bao vây, cô lập hàng nghìn hộ dân, UBND tỉnh đã giao Hội Chữ thập đỏ, MTTQ, các đoàn thể chính trị, xã hội tổ chức các đoàn cứu trợ, kịp thời thăm hỏi các gia đình có người bị nạn và không để bà con phải đứt bữa...

UBND tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương khẩn trương triển khai phương án SX vụ đông. Đến nay người dân vùng lũ đã bước đầu ổn định cuộc sống... Ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Quỳnh Lưu dẫn chúng tôi đi thực địa các địa phương bị ngập úng dài ngày gồm các xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Xuân, Quỳnh Hưng, Quỳnh Lâm, Mai Hùng. Ông cho biết, có gần 300 ha lúa của các xã này bị ngập sâu trong nước. Bà con đang oằn mình trên các thửa ruộng đỏ quạch, tanh nồng và bê bết bùn đất để thu hoạch nốt số lúa còn sót lại.

“Một số xã như An Hoà, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Bá năm nay triển khai vụ đông sớm nên đợt lũ vừa qua gần 100 ha rau màu đã bị xoá sổ. Các xã vùng đất cát pha như Quỳnh Thọ, Quỳnh Vinh, Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên cũng gieo trỉa vụ ngô đông sớm mới lên 2-3 lá đã bị mưa lũ tàn phá nặng nề. Qua kiểm tra, bà con bỏ công sức ra chăm bón để vực lại sẽ không hiệu quả bằng việc gieo trỉa lại...”, ông Dinh nói.

Tăng cường hỗ trợ

Ông Hồ Ngọc Sỹ, GĐ Sở NN-PTNT Nghệ An cho biết: Công tác chỉ đạo khôi phục SX sau lũ đang rất khẩn trương, trước mắt phải làm ngay một số việc sát sườn là, tất cả các địa phương phải tập trung tiêu úng. Trong đó các điểm cần phải xử lý ngay là 4 cống tiêu úng: Cầu Trị, Hói Cung, Thủy Sản và Rào Đừng. Tiếp đó triển khai 6 đoàn công tác đi kiểm tra thực tế và thẩm định lại các số liệu báo cáo thiệt hại một cách chính xác để ứng vốn hỗ trợ ngay.

Riêng các huyện Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lưu bà con nông dân đã ký hợp đồng bảo hiểm cây lúa với Cty Bảo việt Nghệ An thì, ngoài thẩm tra của tỉnh, huyện, cơ quan bảo hiểm sẽ kiểm tra lại một cách chính xác để đưa ra mức đền bù, hỗ trợ. UBND tỉnh đang triển khai áp dụng mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục SX vùng bị thiệt hại sau lũ...

Cụ thể hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại theo 2 mức (thiệt hại trên 70% - mức I và thiệt hại từ 30-70% - mức II) như sau: Ngô và rau màu, lúa thuần bị thiệt hại mức I được hỗ trợ 1 triệu đ/ha, mức II hỗ trợ 500.000 đ/ha (riêng diện tích lúa lai thiệt hại mức I được hỗ trợ 1,5 triệu đồng, mức II được hỗ trợ 750.000 đồng). Cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm ở 2 mức nêu trên cũng được áp dụng 2 triệu đồng và 1 triệu đ/ha.

Do nguồn vốn dự phòng có hạn nên UBND tỉnh Nghệ An đang xin Chính phủ và các Bộ, ngành hỗ trợ khẩn cấp 2.000 tấn gạo để cứu đói cho vùng lũ; 100 cơ số thuốc phòng trừ dịch bệnh cho người dân, 6 tấn Bencozit để xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh; 1 tấn hạt giống rau các loại, 1 tấn hạt củ cải và 200 tỷ đồng để hỗ trợ dân sinh, tu sửa, khôi phục các công trình hạ tầng...

Diện tích nuôi tôm, ngao mặn lợ và ao hồ nhỏ (cá nước ngọt); cá lồng bè trên biển (100 m3/lồng) nếu thiệt hại mức I được hỗ trợ 5 triệu đ/ha, mức II được hỗ trợ 3 triệu đ/ha. Diện tích cá lúa, diện tích nuôi thủy sản mặt nước lớn nếu thiệt hại mức I được hỗ trợ 3 triệu đ/ha, mức II được hỗ trợ 1 triệu đ/ha. Riêng cá lồng, bè trên sông, đập (lồng 100 m3) cũng được hưởng 2 mức trên theo đơn vị lồng.

Đối với vật nuôi bị thiệt hại được hỗ trợ theo mức: Gia cầm dưới 21 ngày tuổi hỗ trợ 10.000 đ/con, từ 21 ngày tuổi trở lên hỗ trợ 15.000 đ/con. Lợn dưới 30 ngày tuổi hỗ trợ 200.000 đ/con, từ 30 ngày tuổi trở lên hỗ trợ 500.000 đ/con. Bê, nghé dưới 10 tháng tuổi hỗ trợ 1 triệu đ/con; trâu, bò từ 10 tháng tuổi trở lên hỗ trợ 2 triệu đ/con. Hươu, nai, dê, cừu hỗ trợ 1 triệu đ/con...

Để giúp bà con có thêm nguồn vốn triển khai vụ đông, ngoài mức hỗ trợ nói trên, UBND tỉnh còn hỗ trợ 100% giống ngô đông bị hỏng để gieo lại. Riêng các huyện đồng bằng, miền núi thấp và các xã miền núi khu vực I, II của các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu không bị ngập lụt làm vụ đông vẫn được được hỗ trợ 30% giá giống (mức 20 kg/ha).

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm