| Hotline: 0983.970.780

Xây tường ngăn lũ

Thứ Năm 04/10/2012 , 09:43 (GMT+7)

Để chủ động phòng chống lũ lụt mùa mưa bão, huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã vận động người dân bỏ công sức và kinh phí làm đê bao bảo vệ nhà ở và vườn cây...

Để chủ động phòng chống lũ lụt mùa mưa bão, huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã vận động người dân bỏ công sức và kinh phí làm đê bao bảo vệ nhà ở và vườn cây ăn trái, trong đó mô hình “xây tường ngăn lũ” được xem là cách làm mới, hiệu quả cao.

Về miệt vườn của huyện Châu Thành vào những ngày này, chúng tôi chứng kiến cảnh chống lũ của chính quyền và nhân dân địa phương rất khẩn trương. Đi đâu cũng thấy nông dân hối hả gia cố đê bao, đắp kín những cống đập để ngăn nước tràn vào vườn cây. Toàn huyện Châu Thành có 8.100 ha vườn cây ăn trái đều nằm trong đê bao khép kín. Tuy nhiên, ở một số khu vực do đê làm lâu, có cao độ thấp khi nước lũ dâng cao thì vẫn có nguy cơ bị thiệt hại.


Nông dân Châu Thành tự bỏ tiền xây tường chống lũ

Cùng với các phương tiện cơ giới do Nhà nước đầu tư thì nhà vườn còn tự đổi công nhau đắp, gia cố các đoạn đê bao cục bộ để chủ động phòng chống nước dâng cao mùa lũ về. Tuy nhiên, ở những khu vực nằm cạnh sông xáng và những nơi có nguy cơ sạt lở cao, một trong những phương án chống lũ mới được địa phương phát động thực hiện là kêu gọi bà con bỏ công sức và kinh phí xây dựng đê bao bằng “bức tường kiên cố” và bước đầu mô hình nhận được sự đồng thuận cao từ người dân.

Ông Võ Văn Bảy, ấp Phú Lợi A, xã Phú Hữu cho biết: “Năm nào cũng vậy, đến khi mùa lũ về là gia đình tôi phải tốn một khoản chi phí khá lớn để mua dầu bơm nước ra bên ngoài, nhằm bảo vệ nhà cửa và hơn 1,5 ha vườn cam sành đang trong thời kỳ cho trái. Khi biết Nhà nước vận động người dân xây tường chống lũ, bà con nơi đây rất vui mừng và hưởng ứng”.

Mặc dù, kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ông Bảy sẵn sàng bỏ ra hơn 2 triệu đồng mua xi măng, gạch ống về làm đoạn đê bao dài hơn 50 m đi ngang phần đất của gia đình. Vì theo ông Bảy, khi đoạn đê hoàn thành, kể từ mùa lũ năm nay các nhà vườn nơi đây không còn phải lo cảnh thức đêm trực máy bơm nước như trước nữa.

Đang khẩn trương xây từng viên gạch cuối cùng của đoạn đê, ông Nguyễn Ngọc Phi, cùng ấp Phú Lợi A phấn khởi cho biết: “Sau trận lũ vừa qua, người dân nơi đây ý thức được sự nguy hiểm và hậu quả của lũ và việc chính quyền vận động xây dựng những đoạn đê như thế này là hoàn toàn hợp lòng dân”. Theo tính toán của ông Phi, khi làm đê bằng tường thì 1 m tới người dân tốn khoảng 30.000 đồng, tuy cao hơn so với làm đê bằng đất, nhưng bù lại bà con có được bức tường chống lũ kiên cố để an tâm SX.

Một điểm mới trong công tác chỉ đạo năm nay là việc kêu gọi người dân xây tường chống lũ đã gặt hái được nhiều thành quả nhất định. Bằng những biện pháp thiết thực trên, hy vọng rằng mùa lũ năm nay và những năm tiếp theo, nhà vườn ở Châu Thành sẽ không còn lo âu như trận lũ năm 2011 vừa qua.

Từ hiệu quả trên, UBND huyện Châu Thành đang triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn. Trong đó, xã Phú Hữu là địa phương thực hiện tốt công tác này. Ông Lâm Văn Út, Chủ tịch UBND xã Phú Hữu cho hay: Cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao, nguồn vốn đầu tư lớn, nếu bị lũ lụt gây thiệt hại thì phải mất thời gian dài mới khôi phục lại được. Xác định được vấn đề này, chính quyền và nhà vườn xã Phú Hữu đang “chạy đua” với lũ. Bằng mọi nguồn lực, mọi phương án làm sao phải bảo vệ được vườn cây ăn trái ở các khu vực đầu nguồn an toàn trong mùa lũ. Tuy tốn nhiều kinh phí so với làm đê bằng đất, nhưng bù lại người dân chỉ làm một lần, thời gian sử dụng lâu và không sợ bị vỡ đê.

Năm nay, xã Phú Hữu vận động bà con làm đê bao chống lũ bằng tường với chiều dài 7 km, chiều cao từ 0,4-0,5 m, bề ngang mặt đê 0,2 m, tổng kinh phí thực hiện khoảng 210 triệu đồng từ nguồn vốn nhân dân đóng góp. Ngoài ra, Phú Hữu còn vận động bà con gia cố, nâng cấp những đoạn có nền hạ chưa tốt nhằm đảm bảo tính chủ động trước khi mùa lũ về. Bên cạnh đó, người dân trên địa bàn xã còn thuê xáng múc 33.000 m3 đất để phục vụ công tác làm đê bao, với kinh phí hơn 420 triệu đồng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Văn Phiên cho biết, chính quyền và nhân dân các địa phương đang triển khai quyết liệt các biện pháp để làm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất đối với vườn cây ăn trái khi lũ về, như vận động bà con làm đê chống lũ, xây dựng mới, nâng cấp, gia cố nhiều đoạn đê có nguy cơ sạt lở cao...

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm