| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà sao

Thứ Sáu 02/11/2012 , 14:30 (GMT+7)

Chúng tôi rất ấn tượng khi tham quan mô hình nuôi gà sao, kỳ đà của anh em ông Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Đông ở thôn Yến Nê 2, xã Hòa Tiến (Hòa Vang, TP Đà Nẵng).

Chúng tôi rất ấn tượng khi tham quan mô hình nuôi gà sao, kỳ đà của anh em ông Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Đông ở thôn Yến Nê 2, xã Hòa Tiến (Hòa Vang, TP Đà Nẵng).

Vừa đưa chúng tôi tham quan “trang trại tí hon”, ông Tiến tâm sự: Vốn xuất thân từ cán bộ thú y của HTXNN Hòa Tiến, tháng 7/2009, ông và người em trai (trú tại nội thành Đà Nẵng) khăn gói vào các tỉnh Long An, Tiền Giang… cả tháng trời để tìm hiểu mô hình nuôi gà sao. Sau đó mua 100 con gà sao giống với số tiền 5 triệu đồng về nuôi. Tuy nhiên, do đường sá xa xôi, môi trường thay đổi đột ngột, 30 con gà giống đã “đội nón ra đi”.

Không nản chí, hai ông tiếp tục chăm sóc gà theo những điều học hỏi được, số gà còn lại lớn dần rồi đẻ trứng. Ông Tiến đã tự nghiên cứu chế tạo tủ ấp trứng gà. Sau một 1 nuôi, đến nay cơ sở đã có đàn gà hơn 2.000 con gồm cả gà giống, gà thịt và một dãy chuồng trại hơn 200 m2 với tổng giá trị hơn 250 triệu đồng”.

Ông Tiến cho hay, gà sao nuôi từ khi trứng ấp nở sau 6 tháng đạt trọng lượng khoảng 1,8 - 2 kg và bắt đầu đẻ khoảng 80 trứng (trong vòng 3 tháng tiếp theo), sau đó gà nghỉ 1 tháng rồi tiếp tục sinh sản theo chu kỳ tiếp theo. Mỗi năm 1 con gà sao đẻ gần 250 quả trứng. Gà sao thương phẩm cũng có thời gian nuôi tương tự như gà giống và bán giá khoảng 150.000 đ/kg. Nguồn thức ăn của giống gà này vô cùng phong phú, từ chuối cây xắt lát, rau bèo, cỏ cho đến thóc, gạo...

Ông Tiến chia sẻ kinh nghiệm ấp trứng gà sao trong tủ ấp “chuyên dụng”: Điều kiện độ ẩm 60 - 70 %; nhiệt độ từ 37,5 - 39,5 độ C, mỗi ngày đảo trứng từ 3 - 4 lần. Gặp cúp điện phải mở cửa buồng ấp ra cho hệ thống thoát hơi. Khi ấp, cần đặt đầu nhọn của trứng phía dưới. Trứng gà sao sau khi ấp 28 ngày thì nở, mang gà con ra úm trong thùng cát tông khoảng 1 tuần, lắp bóng điện 75 - 100W. Hằng ngày, cho gà con ăn bột gia cầm tương ứng cho đến 20 ngày.

Muốn nuôi gà sao hiệu quả, cần phải tuân thủ kỹ thuật sau: Chuồng trại luôn dọn vệ sinh, khử trùng sạch sẽ; cho ăn đúng giờ giấc; thức ăn phải sạch sẽ (rửa sạch rau (rau muống) trước khi cho gà ăn; thay nước uống trong bình hằng ngày; gặp trời nóng cần bơm nước trên mái tôn cho gà mát; hằng tuần cho uống thuốc “Five-bại liệt” để phòng ngừa bệnh.

Hiện nay, trong trại của ông có 1.500 con gà sao lớn nhỏ, mỗi ngày ông cho ăn khoảng 10 kg bột công nghiệp, 15 kg lúa, 30 bó rau muống (loại nhỏ) và nước uống hàng ngày. Thời gian qua, ông đã xuất bán hơn 500 con gà giống và gà thịt với giá thành 1 con gà giống 10 ngày tuổi là 50.000 đồng; 30 ngày tuổi 80.000 đồng; gà giống đẻ 500.000 đồng/cặp; 100.000 đồng/con (cỡ 5 - 6 lạng 50 ngày tuổi); loại 250.000 đ/cặp (cỡ 7 - 8 lạng 60 đến 70 ngày tuổi).

Ở gà sao, con trống và con mái hình thức giống nhau nên phân biệt rất khó, cần có kinh nghiệm. Theo ông Tiến, gà mới nở, lấy ngón tay đặt dưới hậu môn, nếu khoảng cách hai xương hở lớn là mái, ngược lại là trống. Khi lớn, gà sao trống có thân hình to, lớn hơn, tiếng kêu kép; gà mái nhỏ hơn, tiếng kêu đơn. Nuôi gà sao 10 con mái cần 1 con trống.

Với hơn 1 năm nuôi gà sao, mặc dù trong giai đoạn thử nghiêm nhưng bước đầu có hiệu quả, bởi giống gà sao này có sức đề kháng tốt, chưa thấy bệnh tật; chuồng trại tương đối đơn giản, ít tốn tiền đầu tư cũng như diện tích xây dựng không lớn lắm; nguồn thức ăn dồi dào tại chỗ rất dễ mua, giá lại bình dân; giống gà sao có năng suất cao, chất lượng thịt ngon nên đầu cung không kịp đáp ứng cho người tiêu thụ là các quán ăn, nhà hàng… Ngoài ra, ông còn kết hợp nuôi thử nghiệm 15 con kỳ đà sinh sản.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm