| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá lóc trong vèo

Thứ Năm 15/11/2012 , 13:11 (GMT+7)

Cá lóc vèo có thể nuôi quanh năm, nhưng thường các hộ chọn thả cá vào mùa nước để tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên và sẽ có cá thịt bán dịp Tết.

Nuôi cá lóc trong vèo (mùng lưới giăng 4 góc chân, đặt ngược đỉnh mùng dưới nước) của những hộ dân sống ven kênh rạch vùng ĐBSCL vào mùa nước nổi, đã tăng thêm thu nhập. Chỉ riêng huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) có cả ngàn hộ nuôi.

Ông Lâm Minh Trí, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Cờ Đỏ cho biết: Các địa phương nuôi cá theo hình thức này phải có kênh rạch nước chảy bên nhà để cá khỏe mạnh, mau lớn; đồng thời, dễ có điều kiện chăm sóc, bảo vệ tránh được hao hụt và mất trộm.

Thật ra, cá lóc vèo có thể nuôi quanh năm, nhưng thường các hộ chọn thả cá vào mùa nước là để tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên (cá nhỏ, tạp vụn) và sẽ có cá thịt bán vào dịp Tết. Trong 3 tháng lũ, nếu mỗi gia đình nuôi 2.000 con thì cũng kiếm được thu nhập 5 - 10 triệu đồng, công việc lại rất nhàn so với nuôi những con khác.

Hiện có 8 xã, thị trấn chọn nuôi cá theo mô hình này. Nhiều nhất là xã Thạnh Phú có 300 - 400 hộ nuôi, kế đến là các xã Thới Đông, Trung Hưng, Đông Hiệp, Đông Thắng, mỗi xã cũng có trên trăm hộ nuôi. Các xã nuôi ít do điều kiện kênh rạch không thuận tiện như thị trấn Cờ Đỏ, Thới Xuân, Trung An... cũng được vài chục hộ.


Nuôi cá lóc trong vèo ở xã Đông Hiệp

Mùa lũ năm nay tận dụng nguồn thức ăn cua, tép, cá, ốc… sẵn có trong tự thiên, anh Nguyễn Văn Hùng, ấp Thới Hữu, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ bỏ ra 800.000 đồng mua 2.000 con cá lóc giống đem về nuôi trong vèo lưới ngang 2 x 4m dưới dòng kênh Đông Tháp trước cửa nhà anh.

Anh Hùng cho biết: “Đến nay đàn cá đã được 2 tháng tuổi, nhìn chung cá phát triển mạnh, ăn khỏe. Khoảng hơn tháng nữa tôi có thể thu hoạch trên 1 tấn cá. Nếu bán với giá 28.000 - 30.000 đ/kg lời ít cũng được 7 - 8 triệu đồng, còn nếu giá cao hơn cũng kiếm được vài chục triệu”.

Vụ nuôi năm nay anh rút được nhiều kinh nghiệm, vì là vụ thứ 2 thả nuôi. “Kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo rất đơn giản, nhưng điều cần chú ý là chọn mua con giống tốt và nuôi trong môi trường nước sạch (không bị nhiễm thuốc trừ sâu hay nước bẩn của phân gia súc). Cũng cần chú ý nguồn thức ăn cho cá phải tươi sống… Nếu đáp ứng những yêu cầu đó cá sẽ phát triển mạnh, tỷ lệ hao hụt thấp”, anh Hùng nói.

Loại giống cá lóc đầu nuôi gần 4 tháng đạt trọng lượng trên 500 gram/con. Trong vòng 1 năm, cá có thể đạt từ 1,2 - 1,6 kg/con. Nhưng cá lóc đạt trọng lượng 0,5 kg/con trở xuống dễ tiêu thụ hơn.

Anh Nguyễn Ngọc Ánh, ấp Đông Mỹ, xã Đông Thắng đang nuôi 2 vèo cá lóc với số lượng 4.000 con giống, cho biết: “Đây là năm thứ 3 tôi nuôi cá lóc trong vèo mùa lũ. Năm nào cũng kiếm vài chục triệu để mua phân thuốc và lúa giống cho vụ ĐX. Năm nay, tôi cũng thả nuôi bằng số lượng năm rồi. Sau 2 tháng đạt 200 - 300 gram/con. Nuôi không tốn tiền thức ăn, vì mùa này tôi đi bắt cá đồng để làm mồi cho cá nuôi”.

Anh Huỳnh Quốc Nhựt, cán bộ khuyến nông xã Đông Hiệp cho biết: “Nghề nuôi cá lóc mùa lũ ở xã ngày càng phát triển với hơn 100 hộ nuôi 220.000 con cá lóc/vụ. Vào mùa lũ nuôi cá lóc mau lớn hơn, vì nguồn nước nuôi ở kênh rạch thích hợp tốt, có dòng chảy mạnh đủ ô xy cho cá phát triển; hơn nữa thức ăn có sẵn, dễ kiếm được nên giảm chi phí đầu tư, cho thu nhập cao hơn”.

Cá còn nhỏ cho ăn một ngày 2 lần sáng và chiều, nuôi đạt 300 gram/con trở lên chỉ cho ăn ngày một lần vào buổi chiều là đủ. Theo lời anh Ánh, để cá mau lớn nên bắt cá đồng sống như cá rô, sặc rằn, phi, mè… làm mồi cho cá lóc ăn. Cá ăn được thức ăn tươi nhiều đạm thì khỏe, mau lớn và cũng tránh được nhiều bệnh tật.

Nếu cho ăn bằng thức ăn để qua ngày, hôi thối hoặc cho thức ăn công nghiệp rất dễ bị bệnh mà tốn nhiều tiền đầu tư. Có điều, mình phải chịu khó đi bắt cá mồi về cho cá ăn mỗi ngày. Đàn cá ăn từ 60 kg cá mồi; vì vậy, ngày nào đi bắt không đủ, anh phải mua thêm của người khác.

Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Thông ở kênh Điền Hòa (xã Đông Thuận), nuôi cá trong mùng (vèo) nhỏ, cá phát triển tốt hơn nuôi trong ao, mương. Vì cá nuôi trong mùng ít di chuyển so với cá nuôi trong ao hầm. Mặt khác, khi thả thức ăn xuống cá trong vèo ăn đủ, phát triển đều hơn.

Người dân ở khu vực kênh Điền Hòa, xã Đông Thuận cũng không nuôi bằng thức ăn công nghiệp, mà đa phần tận dụng việc kiếm nguồn cá trong mùa lũ để làm mồi cho cá lóc. Theo các hộ thì cá lóc là loài cá khỏe, tỷ lệ hao hụt khi nuôi không nhiều. Vì vậy nuôi trong mùa lũ cho thu nhập khá mà cũng không quá bận bịu. Với hai vèo, đầu tư chỉ khoảng 2 triệu đồng tiền mua con giống và mua lưới cước làm mùng nuôi; sau khi nước lũ rút kiếm được cả chục triệu.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm