| Hotline: 0983.970.780

Băn khoăn tiêu thụ ngô nếp tím

Chủ Nhật 16/06/2013 , 08:14 (GMT+7)

Do sự mới mẻ của những giống ngô này, cần sự chung tay góp sức của các cơ quan quản lý để tuyên truyền.

Tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), diện tích ngô nếp tím Fancy 111 trồng thử nghiệm của Cty Advanta đang đến độ thu hoạch. Đánh giá sơ bộ, đây là giống ngô có TGST ngắn, ít bị sâu bệnh, năng suất cao, ăn ngon. Tuy nhiên, người trồng lo lắng nhất là đầu ra của sản phẩm.

Ưu điểm vượt trội

Tháng 3 vừa qua, Cty Avanta phối hợp cùng Trạm Khuyến nông huyện Hoài Đức xây dựng mô hình trồng thử nghiệm 3 giống ngô nếp lai trên cánh đồng HTX Tiền Lệ (xã Tiền Yên).

Ngoài giống ngô nếp tím Fancy 111 còn có Fancy 212 và F 172. Cả ba giống trên đều là ngô nếp lai thế hệ F1, có xuất xứ từ Thái Lan. Về hình thái bên ngoài, Fancy 111 có màu tím sậm, Fancy 212 có 2 màu tím + trắng, Fancy 172 màu trắng.

Bà Nguyễn Thị Phượng, cán bộ kỹ thuật Trạm KN Hoài Đức cho biết, đây là lần đầu tiên giống ngô tím lạ mắt được đưa về địa phương trồng thử nghiệm. Diện tích trồng 800 m2 và được giao cho 1 hộ dân chăm sóc, bảo vệ.

Anh Nguyễn Như Sơn, người trực tiếp chăm sóc ngô chia sẻ, ban đầu Cty và Trạm KN đưa giống ngô nếp tím về người dân đều hết sức ngỡ ngàng. Anh Sơn bảo, sống đến nửa đời người rồi mà đây là lần đầu tiên nhìn thấy giống ngô này. 800 m2 ruộng trũng không thể trồng lúa đã được tận dụng để ươm những mầm ngô “kì lạ”.


Anh Nguyễn Như Sơn, chủ mô hình trồng ngô nếp tím

Sau 3 tháng chăm sóc, toàn bộ diện tích ngô đã cho bắp. Dẫn chúng tôi đi thăm ruộng ngô, anh Sơn hồ hởi chia sẻ rằng chưa bao giờ anh thấy một loại ngô có tốc độ sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ như 3 giống ngô nếp lai của Cty Advanta. Nhìn sang bên cạnh, mảnh ruộng trồng giống ngô khác (đối chứng) thì có thể thấy rõ ưu điểm của ngô nếp tím.

Giống ngô nếp lai từ Thái Lan gần như không bị sâu bệnh hại thân, lá, bắp. Chiều cao trung bình của cây từ 2 - 2,2 m, cứng cây nên rất khó bị đổ. Ông Nguyễn Văn Hào, Chủ nhiệm HTX Tiền Lệ cho biết, lúc đầu đưa về không ai tin loại ngô này có màu như thế, sợ trồng rồi sẽ bị mất mùa. Nhưng khi trồng thử nghiệm và chăm sóc, những giống ngô này phát triển rất tốt, “ăn” phân ít hơn cả ngô đối chứng mà không dính sâu bệnh.

Tuy nhiên, điều mà người dân lo lắng nhất bây giờ chính là đầu ra của sản phẩm, đặc biệt là giống ngô nếp tím Fancy 111. Anh Sơn kể lại, hôm bắt đầu cho thu hoạch, anh cùng vợ bẻ 300 bắp đem vào khu vực nội thành Hà Nội để bán thử.

 Rất nhiều người thấy loại ngô tím lạ lẫm ghé vào xem nhưng không ai dám mua. Họ bảo "Ông bán ngô Trung Quốc nhuộm màu tím cho chúng tôi ăn à?”. Nhưng cũng có những người biết, họ khen ngô tím ngon và mua về ăn. Với 1 bắp ngô sống, anh bán được 5.000 - 6.000 đồng hoặc 20.000 đ/3 bắp, giá cao gấp 2 - 3 lần ngô nếp thông thường.

Đột phá từ chính cái “lạ”

Trong buổi tham diện tích ngô trồng thử nghiệm, lần đầu tiên rất nhiều người được nhìn tận mắt và nếm thử mùi vị của loại ngô nếp tím Fancy 111. Bà Nguyễn Thị Năm, đội 4, HTX Tiền Lệ cho biết, nhà bà đang trồng 3 sào ngô nếp lai của Cty khác.

“Tôi thấy giống ngô tím Fancy 111 ăn dẻo, ngon và ngọt hơn giống của tôi trồng. Nếu bán được, trong vụ tới tôi sẽ trồng luôn cả 3 sào giống ngô tím này”, bà Năm chia sẻ. Cùng nhận định đó nhưng xã viên Nguyễn Thị Tân băn khoăn, chỉ sợ trồng ra lại không bán được.

Chia sẻ cùng bà con nông dân, ông Nguyễn Quốc Thắng, GĐ Cty Advanta cho biết, nhiều người tưởng màu tím của ngô do nhuộm thuốc Trung Quốc là hoàn toàn không đúng. Màu tím của hạt ngô được quy định bởi sắc tố Anthocyanin. Đây là một loại hợp chất hữu cơ tự nhiên rất có lợi cho sức khỏe con người.

Theo nghiên cứu của Trường ĐH Ohio State (Mỹ), chất Anthocyanin trong bắp tím có tác dụng chữa trị ung thư hiệu quả. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng khẳng định bắp tím có tác dụng chống ung thư nhờ chức năng chống oxi hóa của sắc tố Anthocyanin.

“Thậm chí chất này còn rất tốt cho tim mạch, giúp ích cho các bệnh nhân cao huyết áp. Vì vậy, bắp tím Fancy 111 có nhiều tiềm năng sẽ mở rộng trong lĩnh vực thực phẩm chức năng”, ông Thắng khẳng định.

“Dự kiến, 3 giống ngô của chúng tôi sẽ được Bộ NN-PTNT chính thức công nhận vào tháng 8 tới. Khi đó, chúng tôi sẽ phối hợp với Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác để nhân rộng diện tích 3 giống ngô này”, ông Nguyễn Quốc Thắng, GĐ Cty Advanta.

Ông Nguyễn Văn Chí, GĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, 3 giống ngô này thực sự có nhiều điểm khác biệt so với những giống ngô người dân trồng từ trước tới nay. Ngoài ưu điểm là năng suất cao, ít bị sâu bệnh thì ưu điểm lớn nhất đó chính là khi chín, bộ lá của cây vẫn giữ được màu xanh. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu SX thức ăn chăn nuôi vô cùng hiệu quả.

Về thị trường đầu ra, ông Chí trấn an rằng người dân hết sức yên tâm, chính cái “lạ” của sản phẩm sẽ tạo được sự đột phá và sẽ bán được giá cao hơn những loại ngô thông thường.

Tuy nhiên, do sự mới mẻ của những giống ngô này, cần sự chung tay góp sức của các cơ quan quản lý để tuyên truyền. Nếu những giống ngô này được Bộ NN-PTNT chính thức công nhận vào cuối năm nay, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội sẽ đưa vào chương trình khuyến nông 2014 của thành phố để mở rộng diện tích.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm