| Hotline: 0983.970.780

Tôm chân trắng ở Bến Tre

Thứ Hai 03/10/2011 , 12:08 (GMT+7)

Qua hơn 3 năm phát triển tôm chân trắng đã mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt cho người dân trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

Tôm chân trắng là đối tượng nuôi mới được Bộ NN-PTNT cho phép nuôi tại các tỉnh ĐBSCL từ đầu năm 2008. Qua hơn 3 năm phát triển tôm chân trắng đã mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt cho người dân trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

Ưu thế của tôm chân trắng là thích nghi tốt với điều kiện nuôi tại Bến Tre, thời gian nuôi ngắn hơn so với tôm sú (khoảng 2,5 tháng đạt trọng lượng trung bình từ 70 – 75 con/kg) nên tận dụng nuôi được vào thời điểm chuyển mùa mưa tại các vùng trước đây khó phát triển nuôi tôm sú do độ mặn cao.

Để quản lý phát triển tốt nghề nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh, vào đầu năm 2009 UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Theo đó con tôm chân trắng đã phát triển khá tốt trên địa bàn 3 huyện ven biển nói trên trong những năm gần đây. Theo thống kê của ngành nông nghiệp diện tích nuôi tôm chân trắng tăng dần qua các năm, năm 2008 là 176ha, đến năm 2010 là 560ha và vụ 1 của năm 2011 là 1.250 ha.

 Riêng trong vụ nuôi năm 2011, tôm chân trắng phát triển tốt trên địa bàn tỉnh, do trong năm nay tôm sú nuôi xuất hiện bệnh và gây thiệt hại nhiều hơn nên tôm chân trắng được xem là đối tượng bổ sung phù hợp, góp phần tăng thu nhập cho người nuôi, ổn định sản xuất.

Việc phát triển nuôi tôm chân trắng những năm gần đây phát triển theo chiều hướng tốt, trong vụ nuôi năm 2011 với mật độ thả nuôi thương phẩm trung bình 100-120 con/m2, sản lượng trung bình đạt 10 tấn/ha mặt nước, lợi nhuận trung bình khoảng 300 – 400 triệu đồng/ha mặt nước/1 vụ nuôi. Đây là mức rất cao, nhiều hộ nuôi đã khá lên nhờ mô hình chuyển đổi phù hợp này.

Đối với những hộ nuôi cá thể, điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Nam ấp 5, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, đầu tư ao nuôi với diện tích 3.400 m2, độ sâu mực nước 1,8m, vụ 1 năm 2011 ông Nam thả với lượng giống là 340.000 con. Chi phí đầu tư con giống 30,6 triệu đồng; chi phí thức ăn, thuốc hóa chất, dầu chạy máy là 153,5 triệu đồng, tỷ lệ sống 90%, sau 70 ngày tôm nuôi đạt 80 con/kg; tổng thu hoạch 3.800 kg, giá bán 94.000 đồng/kg, thu được 357,2 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 173 triệu đồng.

Hộ ông Võ Thành Công, ấp 1, xã Phú Long, huyện Bình Đại, đầu tư ao nuôi với diện tích khoảng 3.000 m2, độ sâu mực nước 1,7m – 1,8m, vụ 1 năm 2011 ông thả lượng giống 300.000 con. Chi phí đầu tư con giống 21 triệu đồng; chi phí thức ăn, thuốc hóa chất, dầu chạy máy là 89 triệu đồng. Tỷ lệ sống 80%. Sau 75 ngày nuôi tôm nuôi đạt 60 con/kg; tổng thu hoạch 3.500 kg, giá bán 115.000 đồng/kg, thu được 402.500.000 đồng, trừ chi phí lãi gần 250.000.000 đồng.

Tuy nhiên hiệu quả nuôi còn phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, chất lượng con giống và cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý. Đối với mô hình nuôi trang trại của các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh, ao nuôi đảm bảo độ sâu, hệ thống cung cấp oxy đầy đủ; có đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ cao; tuân thủ các quy định về điều kiện nuôi và quy trình công nghệ thì năng suất đạt cao trên 15 tấn/ha mặt nước, cá biệt có mô hình nuôi đạt năng suất 25 tấn/ha mặt nước.

Điển hình như Cty TNHH Đầu tư thủy sản Huy Thuận đầu tư tại xã An Điền, huyện Thạnh Phú, với diện tích 25 ha mặt nước, tổng số 72 ao, mật độ thả nuôi trung bình 150 - 170 con/m2, lượng giống thả 41 triệu con. Sau khi nuôi 75 – 90 ngày tiến hành thu tỉa khoảng 40% số lượng tôm trong ao, kích cỡ bình quân khoảng 60-70 con/kg; số lượng 60% nuôi đến 120 – 130 ngày bình quân thu khoảng 46-50 con/kg. Tổng thu hoạch 598 tấn, giá bán 121.000 đồng/kg. Sau khi trừ đi các chi phí thức ăn, thuốc hóa chất, nhiên liệu, con giống… lợi nhuận của doanh nghiệp đạt hơn 30 tỷ đồng.

Từ những mô hình nuôi trên cho thấy nghề nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã đạt được kết quả khả quan, tuy nhiên để phát triển nghề nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh ổn định trong thời gian tới, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề như:

- Thả nuôi tôm chân trắng tại những thời điểm thích hợp, tránh thả giống ào ạt, diện tích nuôi tăng đột ngột, giá tôm sẽ giảm, người nuôi không có lãi.

- Ao nuôi tôm chân trắng phải đủ điều kiện, đảm bảo độ sâu từ 1,8 – 2m, hệ thống cung cấp oxy phải đầy đủ, an toàn.

- Khâu chuẩn bị ao nuôi phải thực hiện thật tốt, cải tạo kỹ, xử lý nước an toàn, gây màu nước tốt trước khi thả giống.

- Phải chọn giống có chất lượng tốt, sạch bệnh, con giống phải qua kiểm dịch, mua giống tại những trại giống có uy tín và đã được kiểm chứng qua kết quả nuôi của những vụ vừa qua như: tỉ lệ sống cao, lớn nhanh và nuôi được sai cỡ lớn (khoảng 40con/kg) để bán được giá cao.

- Áp dụng quy trình nuôi theo hướng an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi.

- Khi ao nuôi có xảy ra dịch bệnh phải báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi hoạch chính quyền địa phương để được hỗ trợ xử lý, tránh lây lan trên diện rộng.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.