| Hotline: 0983.970.780

Hai bên đều hưởng lợi

Thứ Sáu 04/05/2012 , 10:48 (GMT+7)

Nông sản sạch không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là đòi hỏi tất yếu của xã hội, hai bên (nông dân và người tiêu dùng) cùng hưởng lợi.

Ông Robert Meilleur (người Canada) - Cố vấn trưởng Dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” (FAPQDC), với gần 30 năm kinh nghiệm đã tình nguyện sang VN hướng dẫn nông dân thực hành SX an toàn.

>> Liên kết làm rau an toàn
>> Nuôi heo an toàn từ A - Z

Trao đổi với NNVN, ông Robert Meilleur khẳng định, nông sản sạch không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là đòi hỏi tất yếu của xã hội, hai bên (nông dân và người tiêu dùng) cùng hưởng lợi.  

Vấn đề SX an toàn, cung ứng nông sản sạch tại VN đang ngày càng trở nên bức thiết. Dự án FAPQDC đã đặt ra những mục tiêu gì, thưa ông?

Dự án FAPQDC do Canada viện trợ không hoàn lại cho VN, được thực hiện trong vòng 5 năm với tổng số tiền là 16 triệu USD. Nội dung chính, là giúp VN tăng cường vấn đề VSATTP. Người tiêu dùng được thụ hưởng là rau, trái cây, thịt heo, thịt gà. Nội dung lớn của dự án là xây dựng tài liệu hướng dẫn áp dụng thực hành SX tốt cho cả chuỗi công đoạn từ SX đến các chợ tiêu thụ.

Sau khi hoàn thiện các tài liệu kỹ thuật, chúng tôi đã tiến hành thực hiện các mô hình thí điểm ở 8 tỉnh. Các mô hình thành công sẽ là kinh nghiệm giúp địa phương mở rộng ra nhiều nơi.

Trong quá trình thực hiện, đoàn nông dân của VN cũng đã sang Canada để tham quan học tập một số mô hình về áp dụng. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ, dự án giúp cho các chủ mô hình đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường nhận thức, kỹ thuật canh tác cho nông dân và các nông hộ liên kết nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo hơn về mặt chất lượng, quy trình SX hoàn thiện.

Trong bối cảnh SX lớn theo chuỗi khép kín, an toàn từ SX đến bàn ăn còn chưa phổ biến tại VN, dự án đã có bước đi cụ thể nào để hình thành các mô hình điểm?

Trước hết, dự án đã xây dựng biểu mẫu đánh giá, biểu mẫu giám sát, thanh tra. Thông qua các mô hình thí điểm, nhà quản lý hàng tháng, hàng quý đến tận nơi kiểm soát xem nông dân áp dụng đúng không, từ đó hướng dẫn làm đúng các quy trình kỹ thuật. Song song đó, đoàn sẽ lấy mẫu thịt, rau, nước để kiểm chứng lại chất lượng thế nào.

Ví dụ trong chăn nuôi sẽ kiểm tra đầu vào là thức ăn, kim loại nặng, các chất hóc môn, vi sinh… Đến thời điểm này thì tất cả các mô hình đều thực hiện nghiêm túc việc loại trừ các chất gây hại. Ngoài ra, dự án còn có hợp phần thứ 3 là Marketing sản phẩm.

Các mô hình thí điểm sẽ được hỗ trợ quảng bá như tham gia hội chợ tết, hội chợ nông nghiệp, xây dựng thương hiệu, xây dựng bao bì nhãn mác, logo… Hiện có 4 mô hình được dự án hỗ trợ đã đạt chứng nhận VietGap và dự tính trong tháng 6, tháng 7/2012 sẽ có thêm 10 mô hình rau quả đạt VietGap; còn ngành hàng chăn nuôi đến tháng 10, tháng 11/2012 sẽ có nhiều trang trại đạt VietGap và các lò mổ đạt chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

Một hợp phần quan trọng khác của dự án là nâng cao năng lực, nhận thức cho người tiêu dùng trong vấn đề VSATTP. Chúng tôi đã và đang xây dựng các chương trình truyền hình, video clip… để tuyên truyền tới người tiêu dùng về vấn đề VSATTP.

Trong các chương trình này sẽ giới thiệu về các mô hình thí điểm, giúp người dân nhận biết được các sản phẩm sạch, an toàn, VietGap, cách lựa chọn, địa điểm mua. Khi người tiêu dùng đã hiểu, thấy được tác dụng và nhận biết được sản phẩm rau, quả, thịt an toàn thì người ta sẽ có mong muốn sử dụng và sẵn sàng mua với giá cao hơn, khuyến khích phát triển.

Sau khi hình thành các mô hình điểm, dự án triển khai các bước tiếp theo thế nào để phát triển rộng ra nhiều địa phương, tỉnh thành khác tại VN?

Đến thời điểm này, dự án FAPQDC đã thực hiện được 4 năm và đang trong giai đoạn cuối. Đây là giai đoạn cuốn gói hoàn tất các hoạt động đang triển khai. Tuy nhiên, các mô hình thí điểm cũng cần biết rằng, việc đánh giá chứng nhận (VietGap) vào cuối kỳ chỉ là thời điểm ghi nhận kết quả, sự nỗ lực tham gia. Kết quả lớn nhất là trong quá trình thực hiện, là đã áp dụng được đầy đủ quy trình thực hành nông nghiệp tốt, đáp ứng được yêu cầu của VietGap đề ra về mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường…

Một nội dung quan trọng nữa mà dự án đang hướng tới là khi thí điểm thành công thì việc duy trì, mở rộng như thế nào?

Sau khi hoàn tất 5 năm triển khai, dự án sẽ tổng kết và chuyển giao tất cả các sản phẩm đã thực hiện cho các Cục, Vụ chuyên ngành liên quan để phổ biến mở rộng. Đồng thời sẽ tổ chức các hội thảo, tham quan các mô hình thành thí điểm đã thành công để các cá nhân, tổ chức, địa phương chưa thực hiện được cùng làm theo. Tất nhiên, sự nghiệp về VSATTP phải là dài hơi và đây mới chỉ là khởi đầu, chúng tôi cố gắng đưa nó trở thành một điểm sáng, làm tiền đề tiếp tục thực hiện các dự án tiếp theo.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.