| Hotline: 0983.970.780

Thân già nuôi con bệnh tật

Thứ Sáu 02/03/2012 , 10:17 (GMT+7)

Tuổi già sức yếu lại nay ốm mai đau khiến cuộc sống gia đình bà Huệ luôn ở trong cảnh bấp bênh, được bữa nay lo bữa mai.

Cuộc sống hiện tại của hai mẹ con bà Huệ đang hết sức khó khăn

“Người ta nói sướng trước khổ sau, còn phận tôi đã xế bóng rồi mà sao vẫn hẩm hiu quá. Chồng và con đều chết cả rồi, tôi không còn thiết sống nữa…!”-bà Huệ nói trong tiếng nấc nghẹn, nước mắt không ngừng ràn rụa nơi gò má nhăn nheo.

Ngôi nhà ngói sập sệ của bà Bùi Thị Huệ, trú tại thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa), nằm heo hút trong một xóm nhỏ nơi quê nghèo Hậu Lộc, ngoài di ảnh của hai người đàn ông đặt trên bàn thờ nhỏ thì ngôi nhà trống trơn, không có vật dụng nào đáng giá. Bà Huệ tiếp chuyện chúng tôi mà đôi tay vẫn run run rờ rẫm gánh rau lợn. Khi bất chợt nhắc đến người chồng và con trai đã mất, nước mắt bà lại không ngừng tuôn ra.

Đầu tháng 10/2010, trong một lần ra khơi, bão biển đã vĩnh viễn cướp đi người con trai bà Huệ là Nguyễn Văn Hải khi ấy vừa tròn 25 tuổi. Tuổi già, lúc nào cũng thấp thỏm đỏ mắt ngóng biển chờ con, khi hung tin ập đến bà cũng không nhớ mình đã khóc đi ngất lại bao lần.

Dư âm đau buồn ấy chưa tan, bàn tay nghiệt ngã của số phận vẫn như chưa chịu buông tha cái gia đình nhỏ bé ấy: Ông Nguyễn Văn Về, chồng bà, trong một lần đi đánh cá biển chẳng may bị cảm gió đột ngột, ông đã theo người con trai út vĩnh viễn rời bỏ bà đi mà chưa kịp dặn dò lời nào.

Tang chồng tang, chưa đầy năm mà gia đình bất hạnh đã mất đi hai cột trụ chính, nhưng càng đau đớn hơn khi miệng đời quái ác lại đồn thổi cho cái gia đình mỏng phúc ấy tiếng trùng tang, khiến cho gia đình bà Huệ bị mọi người xa lánh.

Khi nghe chúng tôi hỏi chuyện, hai hàng nước mắt lưng tròng bà trải lòng: “Ông nhà tôi là cây cột cái trong nhà để sớm đi tối về dựa dẫm, nay ông ấy bỏ tôi đi mà không nhắn gửi điều gì. Người ta nói sướng trước khổ sau, còn phận tôi đã xế bóng rồi mà sao vẫn hẩm hiu quá. Chồng và con đều chết cả rồi, tôi không còn thiết sống nữa…!”- bà Huệ nói trong tiếng nấc nghẹn, nước mắt không ngừng ràn rụa nơi gò má nhăn nheo.

Được biết bà Huệ vẫn còn một người con trai nữa tên Nguyễn Văn Hồng (33 tuổi) nhưng quanh năm quay quắt vì bệnh tật, không thể làm được việc gì, bởi thế mọi công việc dù là lớn nhỏ đều dồn cả lên đôi vai bà Huệ.

Nỗi đau mất chồng, mất con khiến bà Huệ nhiều lúc tưởng như quỵ ngã, buông xuôi tất cả. Tuổi già sức yếu lại nay ốm mai đau khiến cuộc sống gia đình bà Huệ luôn ở trong cảnh bấp bênh, được bữa nay lo bữa mai.

Chia tay chúng tôi, đôi mắt mờ đục của bà Huệ nhìn xa xa ẩn bao niềm trăn trở “nếu mai này tôi xuôi tay chẳng biết thằng con bệnh tật của tôi sẽ ra sao…”. Mong sao nhận được sự giúp đỡ từ những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN, số 49 Lý Tử Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 0710.3845431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm