| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng Tervigo cho cây tiêu: Đắt hóa... rẻ

Thứ Hai 22/07/2013 , 10:22 (GMT+7)

Tervigo là sản phẩm tích hợp công nghệ mới, ưu việt của Syngenta, phòng trừ rất tốt tuyến trùng, hiệu quả kéo dài nhưng ít ảnh hưởng đến môi trường.

* Khắc chế tuyến trùng hại rễ

Gặp ông Trần Quý Lâm ở vườn tiêu của ông tại làng Pang, xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ai ai cũng thấy ấn tượng với vườn cây xanh mướt mắt, cây nào cây nấy cao đều, mập mạp vững chãi đang thời kỳ trổ bông, bắt đầu đậu trái với những chùm trái non lấp ló dày đặc qua tán lá bóng láng.

Đón chúng tôi trong vườn tiêu với gương mặt hồ hởi, ông Lâm cho biết gia đình có tổng cộng 6 ha trồng cà phê và tiêu, kể từ giữa năm 2010, nhận thấy thế mạnh của loại cây trồng đặc biệt này trên vùng đất cao nguyên, ông đã mở rộng gần 1 ha tiêu nữa nâng diện tích trồng tiêu lên 1,5 ha.

Trải dài trên một diện tích lớn, vườn tiêu 1.700 trụ của gia đình ông hứa hẹn sẽ cho một vụ mùa bội thu vào đầu năm sau. Giống như nhiều hộ nông dân khác ở miền cao nguyên, cây tiêu là nguồn canh tác và thu nhập chính nên trước nay cả nhà gồm ông, vợ và các con đều dành hết thời gian chăm sóc cho vườn cây nhưng hầu như năm nào cũng phải đối mặt với dịch bệnh cây.

Khi thì nấm, khi là tuyến trùng hại rễ, khi hiện tượng cây chết hàng loạt trong mùa mưa… và với thực tế thời gian canh tác rất dài (3,5 năm), phụ thuộc nhiều yếu tố như thời tiết, điều kiện đất đai, dịch bệnh, cách thức chăm sóc, rất hiếm khi việc trồng tiêu được thuận buồm xuôi gió.

Cũng như mọi loại cây trồng khác, phát triển được bộ rễ chắc khỏe và chống lại sâu bệnh là điều rất quan trọng giúp cây sinh trưởng tốt, nhiều trái. Đối với bà con trồng tiêu, mối lo ngại hàng đầu là bệnh chết nhanh do nấm và tuyến trùng hại rễ gây nên, đặc biệt xảy ra nhiều trong mùa mưa. Cuối năm 2012, vườn tiêu nhà ông Lâm xuất hiện rất nhiều cây tiêu chết. Mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc nhưng tình trạng tiêu chết vẫn lây lan khắp vườn.

Đang băn khoăn với giải pháp nào hiệu quả để cứu cây tiêu thì ông Lâm được nhân viên Cty Syngenta tư vấn dùng thuốc đặc trị nấm Ridomil Gold đổ vào gốc cây kết hợp với các biện pháp canh tác khác. Bị thuyết phục bởi giải pháp này, ông Lâm đã thử áp dụng và chỉ sau một thời gian ngắn đã thấy những thay đổi khả quan.

Đầu tháng 4 năm nay, ông Lâm được Cty Syngenta mời tham dự hội thảo “Giải pháp quản lý, phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm” tại huyện Chư Pưh (Gia Lai). Tại đây, ông được chứng kiến và so sánh giữa vườn tiêu mẫu có sử dụng sản phẩm Tervigo trị tuyến trùng giúp cho cây phát triển tốt, cho trái sai và to với một vườn đối chứng không sử dụng Tervigo thì tiêu chết lây lan sang diện rộng do bệnh tuyến trùng không được khống chế.

Tervigo là sản phẩm tích hợp công nghệ mới, ưu việt của Syngenta, phòng trừ rất tốt tuyến trùng, hiệu quả kéo dài nhưng ít ảnh hưởng đến môi trường và không để lại dư lượng trong nông sản. Tervigo giúp nông dân kiểm soát tốt hơn tuyến trùng gây bệnh vàng lá và bướu rễ, giúp bộ rễ khỏe hơn và cây phát triển tốt hơn, là trợ thủ đắc lực cho nông dân trong phòng trừ bệnh tuyến trùng.

Ấn tượng với loại sản phẩm mới này, ông Lâm đã mua Tervigo để chăm sóc cho tiêu. Kết quả chỉ sau một tháng, vườn tiêu khác hẳn: cây xanh, lá to, quả nhiều, những gốc tiêu trước đây bị xoăn lá nay đã trở lại bình thường và cho trái như những cây khác. “Được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, tôi làm theo, bây giờ vườn tiêu của tôi đã phục hồi. Tôi thấy sử dụng loại thuốc này rất hiệu quả”, ông Lâm chia sẻ.

Nói rồi ông Lâm hào hứng dẫn tôi đi sâu vào trong vườn, say mê nói về cây tiêu với nhiệt huyết của một người am hiểu chuyên sâu cây trồng này. Vườn tiêu của ông là mô hình cho bà con trong làng và các làng lân cận đến học hỏi kinh nghiệm bón phân, phun thuốc, chế độ chăm sóc cây…

Ông Lâm cho biết, với mỗi ha tiêu, nếu thu hoạch tốt có thể đem lại hàng trăm triệu đồng. Rõ ràng đây là loại cây công nghiệp siêu lợi nhuận có thể giúp bà con xóa đói, giảm nghèo nhanh chóng nếu biết cách hạn chế dịch bệnh và thúc đẩy sự tăng trưởng của cây.

Đã từng áp dụng các loại thuốc BVTV của Syngenta trên cây cà phê từ rất nhiều năm trước đây và bây giờ là cây tiêu, ông Lâm chia sẻ: “Chúng ta không thiếu những nông dân cần cù, không quản khó ngại trên đồng ruộng nhưng lại thiếu sự am hiểu về khoa học kỹ thuật trong nông học, do đó chúng tôi rất cần các nhà nông học với các giải pháp tiên tiến như Syngenta đồng hành cùng phát triển cây trồng.

Quan điểm của tôi là không ngần ngại đầu tư vào thuốc BVTV chất lượng cao, mặc dù chi phí có đắt hơn nhưng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn để kết quả cuối cùng là đắt mà lại rẻ”.

Được biết trong tháng 3 và tháng 4, Cty Syngenta và nhà phân phối VFC đã triển khai giải pháp phòng trừ tuyến trùng trên cây trồng tại nhiều huyện trồng tiêu tại Gia Lai, thu hút gần 5.000 nông dân cùng đại diện chính quyền địa phương và các nhà khoa học tham gia.

Đây là chuỗi sự kiện đặc biệt giới thiệu Tervigo chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam và sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho nông dân trong phòng trừ bệnh tuyến trùng. Đây cũng chính là tin vui cho người trồng cà phê và hồ tiêu ở Gia Lai nói riêng và các tỉnh trong khu vực nói chung.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm