| Hotline: 0983.970.780

Bảo quản tinh dịch lợn 48 giờ

Thứ Ba 26/11/2013 , 11:09 (GMT+7)

Dự án đã góp phần đắc lực cho việc giảm chi phí đầu tư chăn nuôi lợn đực của Nghệ An bình quân trên 500 triệu đ/năm.

Ông Đặng Như Hòa, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Giống chăn nuôi Nghệ An cho biết, từ tháng 9/2012 - 10/2013, trung tâm phối hợp với Viện Chăn nuôi triển khai dự án “Ứng dụng các TBKT bảo quản tinh dịch lợn trên 48 giờ, tăng hiệu quả kinh tế trong SX giống lợn” ở 10 huyện, thị.

Mục tiêu là tăng thời gian lưu trữ lượng tinh dịch lợn thu được để phối giống cho lợn nái đạt hiệu quả cao, nhằm tăng hiệu quả sử dụng liều tinh của những cá thể lợn đực giống tốt, đồng thời giảm chi phí SX liều tinh cho các cơ sở thụ tinh nhân tạo.

Đào tạo, tập huấn, chuyển giao quy trình SX và bảo quản tinh dịch lợn cho nhân viên kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án cả lý thuyết và thực hành trong phòng thí nghiệm và trên cơ thể lợn đực, lợn cái.


Đàn lợn thụ tinh bằng TBKT mới

Tuyển chọn được 14 con lợn đực giống có phẩm chất tinh dịch tốt từ đàn lợn đực giống tại các trại giống chăn nuôi, trong đó có 4 đực Landrace, 8 đực Yorkshire, 1 đực Duroc, 1 đực Pidu để khai thác tinh dịch đưa vào SX thử nghiệm.

Bằng phương pháp chia tinh dịch lợn làm 3 phần để pha loãng theo tỷ lệ như nhau rồi đưa vào 3 môi trường BTS, VCN và TH5 bảo quản ở nhiệt độ từ 18 - 20 độ C kiểm tra sức sống của tinh trùng còn khả năng thụ thai ra sao đối với đàn lợn nái tại các thời điểm 24, 36, 48 và 72 giờ.

Từ khi triển khai đến tháng 7/2013, tất cả 16.000 liều tinh được bảo tồn từ 2 - 3 ngày đã được phối cho 7.000 con lợn nái ở các huyện Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, TX Cửa Lò và TP Vinh đều đạt kết quả cao.

Có 5.725 con nái có chửa (đạt 81,8%). Trong đó có 5.192 con nái đẻ với số lượng đàn lợn con sống đạt bình quân 11,4 con/ổ, trọng lượng bình quân 750 gram/con. Số liều tinh bảo quản đến ngày thứ 3 tỷ lệ lợn nái có chửa vẫn đạt 77,5%, mỗi ổ có đàn lợn con khỏe mạnh vẫn đạt 10,2 con/ổ. Chỉ thấp thua so với các liều tinh không bảo quản của Viện Chăn nuôi từ 0,6 - 1,8 con/ổ.

Theo ông Nguyễn Văn Chất, Giám đốc Trung tâm Giống chăn nuôi Nghệ An, về lâu dài hiệu quả dự án này là rất lớn, đem lại cho hộ chăn nuôi thu nhập cao.

Việc sử dụng 16.000 liều tinh bảo tồn sau 48 giờ bằng nuôi 8 con lợn đực giống/năm (lợn đực chỉ SX 2.000 liều tinh/con/năm). Nếu tính cả mua con giống, thức ăn, thuốc thú y, khấu hao chuồng trại, lao động, điện nước, vật tư... để nuôi 8 con lợn đực hết 70 triệu đ/năm.

Do đó việc dùng kỹ thuật pha loãng tinh dịch và bảo quản sau 48 giờ để phối giống cho 7.000 con lợn nái đã tiết kiệm được đáng kể lượng tinh dịch mà trước đây các cơ sở SX tinh đều bỏ đi.

Với giá thành 1 liều tinh SX thông thường là 11.532 đồng thì trung tâm đã tiết kiệm được 184.512.000 đồng. Do đó, dự án đã góp phần đắc lực cho việc giảm chi phí đầu tư chăn nuôi lợn đực của Nghệ An bình quân trên 500 triệu đ/năm.

Theo ông Đặng Như Hòa, sử dụng tinh dịch bảo quản sau 48 giờ, không những mang lại hiệu quả kinh tế trong SX giống lợn mà còn phát huy được đặc tính di truyền về khả năng SX của lợn đực giống tốt cho thế hệ đời con, góp phần tăng năng suất trong chăn nuôi, đồng thời giúp dẫn tinh viên chủ động trong việc phối giống cho lợn nái; nhất là lợn nái có chu kỳ động dục và thời điểm phối giống buổi chiều tối...

Xét hiệu quả về KHCN thì dự án không chỉ giúp Nghệ An ứng dụng tốt kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ra thực tiễn SX mà con góp phần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các trại giống chăn nuôi tham gia dự án trong việc thực hiện quy hoạch hệ thống truyền tinh nhân tạo lợn trên địa bàn.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm