| Hotline: 0983.970.780

Các sử dụng phân bón lá cao cấp Poly-Feed

Thứ Tư 02/05/2012 , 08:38 (GMT+7)

Chế phẩm Poly-feed được sản xuất dưới dạng bột hòa tan, rất thuận tiện để sử dụng phun lên lá giúp cây trồng hấp thụ nhanh chóng chất dinh dưỡng...

Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng phân bón qua lá là một trong những biện pháp kỹ thuật giúp gia tăng năng suất và chất lượng nông sản một cách hữu hiệu, vì vậy nông dân sử dụng ngày càng phổ biến.

Cây trồng cần nhiều loại dưỡng chất để sinh trưởng và phát triển, nhưng một số bà con nông dân chỉ chú ý bón các dinh dưỡng đa lượng là đạm (N), lân (P2O) và kali (K2O). Ngoài ra, Không phải loại phân bón lá nào cũng chứa đầy đủ thành phần và hàm lượng các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, dẫn đến tình trạng mất cân đối dinh dưỡng do bón thừa hoặc thiếu một hay nhiều nguyên tố nào đó; nhất là các nguyên tố vi lượng, đôi khi việc sử dụng phân bón lá không có hiệu quả hoặc tác dụng ngược.

Nhằm giúp bà con chọn được một sản phẩm phân bón lá tốt và cách sử dụng hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu loại phân bón lá cao cấp có tên là POLY-FEED do Công ty Haifa Chemicals sản xuất tại Israel (Do Thái).

I. ĐẶC ĐIỂM:

-  Chế phẩm Poly-feed được sản xuất dưới dạng bột hòa tan, rất thuận tiện để sử dụng phun lên lá giúp cây trồng hấp thụ nhanh chóng chất dinh dưỡng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá.

- Trong thành phần dinh dưỡng, phân bón lá cao cấp Poly-feed có chứa đầy đủ các nguyên đố đa lượng (N,P,K) và 6 loại vi lượng thiết yếu (Fe, Mn, B, Zn, Cu, Mo) với hàm lượng cao và cân đối cho nhiều loại cây trồng.

II. CÔNG DỤNG:

- Phân bón lá Poly-feed có 2 loại, chứa thành phần NPK phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng và công dụng như sau:

+ Poly-feed 19-19-19: Đặc biệt thích hợp giúp cây trồng nhanh phát triển thân lá vào thời kỳ cây con đến sắp ra hoa, hoặc cây ăn trái ở thời kỳ sau thu hoạch, giúp cây mau phục hồi và phát triển khỏe để chuẩn bị ra hoa.

+ Poly-feed 15-15-30: Đặc biệt thích hợp cho cây trồng vào thời kỳ sau khi đậu trái hay kết hạt, giúp trái mau lớn, giảm rụng trái non, làm gia tăng năng suất và chất lượng nông sản.

            Cả 2 loại phân trên đều được bổ sung các chất vi lượng cần thiết cho cây trồng như: Sắt, kẽm, mangan, đồng, Bo và Molypden.


III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

Cây trồng

L.LƯỢNG

/8 lít nước

Poly-feed

Thời điểm phun

Lúa

20g

19-19-19

Sau khi sạ 10 – 15 ngày.

15-15-30

40 – 45 ngày sau sạ và sau khi trổ đều.

- Cà phê, tiêu, điều, ca cao

- Cây ăn trái 

20 - 40g

19-19-19

Sau khi thu hoạch, phun 2-3 lần cách nhau 15-20 ngày.

15-15-30

Sau khi đậu quả, phun 3-4 lần cách nhau 15-20 ngày.

Nho

20g

19-19-19

Sau cắt cành 10-15 ngày, phun 2-3 lần cách nhau 10-15 ngày.

15-15-30

Sau ra hoa 20 ngày, phun 2-3 lần cách nhau 10-15 ngày.

Các loại cà, dưa, bầu, bí, đậu đỗ…

10 - 20g

19-19-19

Sau khi cấy cây con, phun 2-3 lần.

15-15-30

Sau khi ra hoa và đậu trái, phun 2-3 lần.

Rau ăn lá

10 – 20g

19-19-19

Phun cách nhau 10-12 ngày

Bonsai, hoa kiểng

10 – 20g

19-19-19

Phun 1 tháng/lần.

15-15-30

Khi cây ra hoa, phun cách nhau 10-15 ngày.

Lưu ý: Không phun lúc trời nắng gắt hoặc khi cây đang ra hoa rộ.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.