| Hotline: 0983.970.780

Xuống đồng cứu vụ đông xuân

Thứ Hai 30/01/2012 , 09:47 (GMT+7)

Chưa năm nào nông dân Phú Yên phải đối mặt tình trạng sạ đi, sạ lại lúa ĐX 2- 3 lần như năm nay.

Nông dân ra đồng cấy dặm
Chưa năm nào nông dân Phú Yên phải đối mặt tình trạng sạ đi, sạ lại lúa ĐX 2- 3 lần như năm nay.

Sáng mùng 4 tết (25/1), nông dân các huyện Đông Hòa, Đồng Xuân, Tuy An và TP Tuy Hòa ra đồng cấy dặm ruộng lúa bị hư hại do ngập úng từ trước tết. Anh Nguyễn Văn Lịch ở xã Hòa Vinh (huyện Đông Hòa) cho biết: “Cánh đồng Ổ Vạt này nằm dọc mương rút Bàu Bèo nên khi sạ dính ngay nước thượng nguồn đổ về. Trong khi đó, cửa biển Hòa Hiệp Trung thoát chậm nên ruộng ngập úng, lúa non ngã rạp. Trước tết, do thiếu mạ nên người dân chỉ cấy dặm được một ít, số còn lại chờ mạ lớn mới cấy dặm”.

Anh Lịch cho biết thêm: “Chiều mùng 3 cúng tạ xong, vợ chồng tôi thuê hai người nữa ra đồng cấy dặm. Trời đang nắng ấm, cấy sớm cho mạ mau bén rễ”. Ra đồng, vợ chồng anh Lịch mang theo cả hương tết, rim mứt, cốm gừng để mọi người ăn lúc nghỉ mệt. Còn ông Nguyễn Văn Thư, Phó phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa cho biết: Do ảnh hưởng đợt mưa kéo dài trước tết, địa phương này có đến 1.136 ha lúa bị ngập úng, hư hại trong tổng số hơn 4.573 ha đã gieo sạ. Bị thiệt hại nặng nhất là các xã Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Đông, Hòa Vinh, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung. Tại các địa phương này, nông dân đang tiến hành gieo sạ lại diện tích hư hại do ngập úng. Một số cánh đồng như Vực Kính, Quang Trại thuộc xã Hòa Tân Đông, nông dân tiến hành cấy dặm.

Do ảnh hưởng đợt mưa kéo dài ngày cuối tháng Chạp vừa qua,  nhiều diện tích lúa non ở xã Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân) đổ rạp. Hiện đang thời điểm nước rút nên bà con ra đồng be bờ bao, tranh thủ sạ cho kịp thời vụ. Ông Nguyễn Đình Danh ở xã Xuân Sơn Nam có 3 sào ruộng. Trước tết đã sạ đi sạ lại nhưng cả hai lần đều bị ngập úng nên mầm lúa không phát triển được.

Ông nói: “Vui tết vậy là đủ rồi, làm gì làm cũng phải lo nồi gạo cho gia đình”. Trong khi đó, nhiều thửa ruộng lúa ĐX gần 30 ngày tuổi ở xã An Hòa (huyện Tuy An) bị chuột cắn phá gây thiệt hại nặng. Ông Huỳnh Văn Hải ở xã An Hòa than thở: “Chuột cắn phá, lúa còn thưa thớt, tôi trông thấy mà nóng mặt. Sáng mùng 4 tết tôi vội kéo máy bơm ra đồng. Đợt nước đầu tiên này bơm đến hết mùng 5 cho... lụt. Nước ngập sâu, chuột không thể bơi vào ruộng cắn phá”.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.