| Hotline: 0983.970.780

Sinh sản nhân tạo giống cá nheo

Thứ Ba 23/04/2013 , 09:26 (GMT+7)

Đây không chỉ là tin vui đối với những người làm khoa học mà còn của người NTTS trong việc phát triển giống cá da trơn rất hiệu quả này...

Với sự giúp đỡ của một kỹ sư thuỷ sản, lần đầu tiên ở tỉnh Yên Bái có một DN nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) tư nhân đã tiến hành thụ tinh nhân tạo và ấp nở thành công giống cá nheo.

Đây không chỉ là tin vui đối với những người làm khoa học mà còn của người NTTS trong việc phát triển giống cá da trơn rất hiệu quả này...


Kỹ sư Trần Văn Phú (giữa) giới thiệu quy trình thụ tinh nhân tạo giống cá nheo.

DNTN Phương Loan chuyên nuôi trồng và làm các dịch vụ thuỷ sản có trụ sở tại thôn 6, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên với diện tích 3 ha mặt nước được cải tạo từ diện tích ruộng lầy thụt kém hiệu quả bên hồ Vân Hội, từ nhiều năm nay chuyên nuôi thả cá rô phi đơn tính cùng các loại: Trôi, mè, trắm đen, chép và cá nheo. Do nằm cạnh hồ lại được cung cấp bởi nguồn nước sạch dồi dào lấy từ vực Linh chảy từ trên lừng chừng núi xuống, nên cá ở đây phát triển rất nhanh, sản lượng cá mà DN bán ra mỗi năm từ 20 - 25 tấn.

Giống cá nheo đang bán chạy trên thị trường cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sang các nước lân cận theo con đường tiểu ngạch, vì thế các cơ sở NTTS và hộ gia đình nuôi với số lượng lớn. Tuy nhiên, do nguồn giống cá nheo đang khan hiếm nhiều cơ sở phải mua cá nheo giống có nguồn gốc từ Trung Quốc nên rủi ro và nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Mặt khác người dân khai thác con giống trong các ao hồ, sông suối với số lượng ít nên không đáp ứng được nhu cầu nuôi. Với sự giúp đỡ của kỹ sư thuỷ sản Trần Văn Phú, DN Phương Loan đầu tư xây dựng cơ sở thụ tinh nhân tạo và ấp nở giống cá nheo.


Ông Hoàng Xuân Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái (người thứ 3 bên phải) cùng lãnh đạo Sở NN-PTNT thăm cơ sở thụ tinh nhân tạo, ấp nở cá nheo giống của DN Phương Loan.

Tháng 3/2012 DN tiến hành thụ tinh nhân tạo theo phương pháp khô. Phương pháp được tiến hành như sau: Chọn những con cá bố mẹ thật khoẻ, trứng đã già tiêm thuốc kích thích 12 tiếng đối với con cái, 6 tiếng đối với con đực. Trứng cá được vuốt ra các khay chuyên dụng, sau đó tưới tinh dịch của con đực lên các khay trứng đó. Đây là phương pháp thụ tinh khô mà một số nước đã thực hiện thành công.

Ông Trần Văn Phú cho biết: Năm 2012 kết quả không cao, có thể do trứng của con cái chưa chín và con đực đánh bắt từ cùng một ao nên lượng tinh dịch không nhiều, hoặc đã bị xử lý bằng hóc môn của đơn vị SX, nên tỷ lệ cá nở đạt thấp. Năm 2013 chúng tôi chuyển sang mua những con đực của người đánh bắt tự nhiên và chọn con cái trứng đã chín để tiến hành thụ tinh nhân tạo. Qua 2 đợt thụ tinh nhân tạo trong tháng 3 và tháng 4 năm nay, tỷ lệ trứng thụ tinh và nở rất cao, đạt trên 80%.

Ông Hoàng Xuân Nguyên,Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái: Yên Bái có diện tích NTTS lớn của khu vực miền núi phía Bắc, ngoài hồ Thác Bà thì các địa phương đều có nhiều đầm, ao, hồ thuận tiện cho việc NTTS. Đây là lợi thế rất lớn của Yên Bái mà chúng tôi cần phải khai thác. DN Phương Loan đã mạnh dạn đầu tư cơ sở cho việc thụ tinh nhân tạo, ấp nở và SX cá nheo giống để chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân là việc làm rất đáng hoan nghênh và cần được hỗ trợ...

Thông tin DNTN Phương Loan thụ tinh nhân tạo, ấp nở thành công giống cá nheo khiến nhiều chuyên gia trong ngành thuỷ sản kinh ngạc. Để tận mắt nhìn thấy cơ sở NTTS của ông Trần Ngọc Phương, PV NNVN đã cùng ông Hoàng Xuân Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đến tận nơi xem xét việc nuôi trồng và các quy trình thụ tinh, ấp nở cá nheo nhân tạo mà DN này đang tiến hành thử nghiệm. Với cơ sở NTTS, nhà ấp nở được xây dựng hiện đại, đảm bảo cho việc ấp nở nhân tạo.

Ông Phương cho biết: Đến lúc này chúng tôi khẳng định phương pháp thụ tinh, ấp nở nhân tạo giống cá nheo là thành công, với số cá con mà chúng tôi đã ấp nở đưa ra nuôi ngoài ao ương, ước tính khoảng 530.000 con, số cá giống này đều đạt các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như kích thước và độ đồng đều...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm