| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc vải thiều ra hoa, đậu quả

Thứ Năm 04/02/2010 , 09:31 (GMT+7)

Để có thể tiếp tục giành được một vụ vải thiều năng suất cao, chất lượng tốt trong điều kiện thời tiết bất lợi, bà con nên thực hiện theo một số biện pháp dưới đây:

Còn hơn một tháng nữa vải thiều bắt đầu ra hoa, thời gian hoa nở rộ vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 dương lịch.

Theo dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn trung ương, thời tiết vụ xuân năm nay sẽ ít mưa, nắng nhiều và khả năng khô hạn sẽ diễn ra trên diện rộng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, trong đó có việc phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả của cây vải thiều.

Để có thể tiếp tục giành được một vụ vải thiều năng suất cao, chất lượng tốt cho hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện thời tiết bất lợi theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn bà con trồng vải thiều ở các địa phương cần làm tốt một số biện pháp kỹ thuật sau đây:

Chăm sóc: - Tập trung tỉa cành, tạo hình cho cây bằng cách dùng kéo cắt cành cắt bỏ hết các cành nhỏ, cành tăm, cành bị sâu bệnh, các cành mọc chen trong tán; đặc biệt là các chồi vượt vừa mọc ra trong mùa đông ấm nóng vừa qua (còn gọi là lộc đông) nhằm làm cho tán cây thông thoáng hạn chế được sâu bệnh phát sinh, phát triển; giúp cây ức chế và kích thích phân hóa mầm hoa tốt; tăng cường dinh dưỡng cho cây khỏe hơn sẽ hạn chế được tình trạng rụng hoa, rụng quả non sau này.

- Ngừng hẳn tưới nước, giữ cho vườn cây ở mức khô hạn cục bộ từ 10-15 ngày mới tưới đẫm nước liên tục 2-3 ngày rồi dứt hẳn để kích thích cho hoa nở đồng loạt, tập trung. Dùng rơm rạ, cỏ khô tủ gốc giữ ẩm thường xuyên cho vườn cây trong thời gian cây ra hoa và đậu quả. Nếu để vườn khô, cây thiếu nước, hoa sẽ rụng nhiều. Ngược lại tưới quá nhiều, độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao làm cho các mô non ở cuống và hoa trương lên đột ngột cũng rụng nhiều.

- Pha 10ml HPC-B97 cho bình 8-10 lít phun đều lên tán, chùm nụ trước khi hoa nở và phun lại lần 2 sau khi hoa nở hết, quả đã đậu ổn định bằng hạt đỗ xanh. Trong trường hợp cây vải đã nở hoa được khoảng 2/3, nếu thấy tỷ lệ đậu quả kém, có thể pha 1 gam A-xít Boric vào 10 lít nước sạch rồi phun nhẹ lên các chùm hoa nhằm giúp các túi phấn hoa đực thêm sức sống cho dễ thụ tinh, đậu quả. Trong thời gian cây đang nở hoa, không được phun các loại thuốc BVTV hoặc thuốc kích thích sinh trưởng khác.

Phòng trừ sâu bệnh: Tập trung phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại sau đây:

- Nhện lông nhung gây hại khi cây ra lộc non. Thu gom những lá bị nhện đem đốt để tránh lây lan. Dùng các loại thuốc trừ nhện như Pegasus 500ND, Ortus 5SC phun ngay sau khi lộc non mới nhú.

- Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp và tiếp xúc cao như Selecron 500 ND, Regent 800WG, Fastac 5 EC… để phun trừ kịp thời các loại sâu hại như: bọ xít xanh, bọ xít vai nhọn, câu cấu, rệp hại hoa, sâu đục cuống quả v.v… Với sâu đục quả, thường xuyên kiểm tra các lứa sâu để phun làm 3 đợt chính: cuối tháng 4, cuối tháng 5 và giữa tháng 6 mới hiệu quả.

- Trong thời gian ra hoa nếu gặp mưa phùn, thiếu ánh sáng, cây vải thường bị các bệnh thối hoa như mốc sương, sương mai, thán thư tấn công gây hại. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như: Boóc-đô 1%, Ridomil MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1% hoặc Aliette 80 WP 0,15% để phun phòng làm 2 lần: lần 1 khi cây mới ra giò, lần 2 khi các giò hoa đã nở được 5-7 ngày cho kết quả rất tốt.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm