| Hotline: 0983.970.780

Kêu gọi viện trợ các dự án BĐKH

Thứ Sáu 16/03/2012 , 10:07 (GMT+7)

Để chủ động ứng phó với thiên tai, với các hiện tượng BĐKH tỉnh Bạc Liêu đã kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước chia sẻ...

Học sinh tham gia trong rừng do Tổ chức GIZ tổ chức

Để chủ động ứng phó với thiên tai, với các hiện tượng BĐKH tỉnh Bạc Liêu đã kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước chia sẻ một phần khó khăn ở các khu vực ven biển do thường xuyên chịu tác động của BĐKH.

Trước hiện tượng thiên tai diễn biến bất thường tại Bạc Liêu, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, mới đây Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tài trợ thực hiện Dự án thích ứng với BĐKH thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học ở tỉnh Bạc Liêu, tổng kinh phí 3,850 triệu euro (hơn 110 tỉ đồng).

Trong đó GIZ tài trợ không hoàn lại 3,5 triệu euro, còn lại vốn đối ứng của UBND tỉnh Bạc Liêu. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép Bạc Liêu triển khai thực hiện trong thời gian từ năm 2011- 2014. Với mục tiêu của dự án này, Bạc Liêu chẳng những hạn chế được tác hại do BĐKH gây ra mà còn phát triển tốt các hoạt động SX, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ rừng ngập mặn ngay trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Theo ông Nguyễn Trung Chánh, Giám đốc Ban Quản lý vườn chim Bạc Liêu, vườn có hơn 100 loài chim, cò, lượng cá thể lên đến hơn 60.000 con. Ngoài ra còn có 150 loài động vật, 109 loài thực vật tạo nên một quần thể đa dạng sinh học, do đó việc thực hiện dự án thích ứng với BĐKH thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học ở tỉnh Bạc Liêu nhằm cải thiện đa dạng sinh học và quản lý bền vững hệ sinh thái của vườn chim Bạc Liêu.

Dự án sẽ cải tạo hệ thống kênh thủy lợi quản lý nước của vườn chim, nâng cao đa dạng sinh học thực vật bằng cách loại bỏ các loài ngoại lai và trồng những loài đặc hữu. Nâng cao năng lực cho cán bộ vườn chim và nhận thức cho cán bộ, cộng đồng dân cư sống lân cận.

Ngoài ra, dự án còn góp phần nâng cao năng lực quản lý tài nguyên môi trường cho cộng đồng dân cư ven biển sống phụ thuộc vào đất rừng. Tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa và nuôi trồng thủy sản thông qua các phương pháp thích ứng tiên tiến. Dự án cam kết sẽ tăng cường năng lực cho các cán bộ khuyến ngư và xúc tiến thành lập các nhóm nông dân đồng sở thích.

Bên cạnh đó là thí điểm các giống thủy sản thay thế để làm cơ sở xúc tiến các mô hình nông- lâm- ngư kết hợp, hỗ trợ nhân rộng và phổ biến giống lúa chịu mặn cho nông dân khu vực chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn có thể trồng được lúa ngay trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Hiện tại, dự án đã trình diễn được 13 mô hình lâm - ngư kết hợp ở huyện Hòa Bình như: mô hình rừng - tôm - cua; rừng - tôm - cá, rừng - tôm - hàu Thái Bình Dương... Hiện tại, nhiều hộ dân đang được hỗ trợ nuôi thí điểm ốc len và nghêu dưới tán rừng mắm. Dự án đặc biệt chú ý đến việc nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan liên quan về rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản, đa dạng sinh học, các chính sách sử dụng đất, nhận thức về bảo vệ môi trường vùng ven biển. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục môi trường ở các trường học cũng sẽ được triển khai nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Theo Sở NN-PTNT, dự án có nhiều hạng mục, như: Khôi phục rừng ven biển và đa dạng sinh học; Bảo tồn vườn chim Bạc Liêu; Tăng cường thể chế và giáo dục môi trường. Dự án sẽ xây dựng kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chi tiết nhằm ứng phó với các tác động dự đoán của BĐKH.

Theo đó, tổng diện tích rừng phòng hộ ven biển của tỉnh Bạc Liêu sẽ tăng khoảng 20% trong thời gian thực hiện dự án (từ 4.000 ha năm 2010 lên 4.800 ha năm 2014). Dự án sẽ thiết lập từ 3- 5 ha khu vực trồng rừng thí điểm trên đất trống gò cao ở xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, đồng thời thiết lập các biện pháp chống xói lở đê, rừng phòng hộ ở các khu vực xung yếu nghiêm trọng giáp ranh tỉnh Sóc Trăng.

Ông Phan Minh Quang, PGĐ Sở NN- PTNT tỉnh Bạc Liêu cho rằng, Bạc Liêu đang chịu tác động của BĐKD, hiện tượng nước biển đang cao bất thường, tình trạng xâm nhập mặn đã ảnh hưởng tiêu cực đến các công trình phúc lợi của tỉnh, đến SX và đời sống một bộ phận dân cư ven biển. Do đó, dự án do tổ chức GIZ viện trợ rất cần thiết đối với Bạc Liêu trong phương án ứng phó với BĐKH. Song, do nguồn kinh phí hạn chế Bạc Liêu cũng rất cần các tổ chức trong và ngoài nước tiếp tục hỗ trợ thực hiện các dự án ứng phó thiên tai.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.