| Hotline: 0983.970.780

Trưởng công an xã bắn què chân học sinh

Thứ Hai 01/10/2012 , 15:06 (GMT+7)

Theo lời kể của cháu Hoàng Thị Tú (học sinh lớp 11- trú tại thôn 7, xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái), cháu bị bắn bởi trưởng công an xã.

Cháu Hoàng Thị Tú học sinh lớp 11- trú tại thôn 7, xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái khóc nức nở, gương mặt chưa hết bàng hoàng kể:

"Đêm 29/9/2012 chúng cháu đi dự lễ sinh nhật trở về. Lúc đó khoảng 22 giờ đêm, trời khá lạnh nên xe của cháu đi chầm chậm để khỏi rét. Phía trước hình như có 2-3 xe chạy với tốc độ cao cháu không rõ có phải họ đang đua xe không. Xe của chúng cháu đi kẹp 3, cả ba đứa đều không đội mũ bảo hiểm, vừa đi ra khỏi cổng nhà bác Quyền, thì thấy một xe chạy vượt lên dí súng vào đầu bạn cháu đang cầm lái tên là Thọ quát đứng lại. Chúng cháu sợ quá, tưởng bị cướp trấn lột nên Thọ bảo chúng cháu ôm chặt để chạy.

Cháu nghe hai tiếng súng nổ, xe của chúng chạy tới Km50 qua cổng nhà cháu mà không dám dừng lại vì sợ, lúc đó cháu thấy chân ướt, cháu nhìn xuống thì thấy máu chảy ra đầy cả dép. Cháu bảo Thọ dừng xe lại xem sao. Khi đó cháu mới biết mình bị trúng đạn của ông trưởng ông CA xã tên là Trịnh Văn Hiếu..."


Cháu Hoàng Thị Tú vẫn còn sợ hãi và đau đớn

Bà Lê Thị Thương mẹ đẻ của cháu Hoàng Thị Tú cho biết: Khi nhận được điện của cháu, tôi báo ngay cho ông Hiếu, ông Hiếu đến ngay hiện trường và tổ chức đưa cháu Tú đến bệnh viện Hữu Nghị 103 cứu chữa.

Bác sĩ Đỗ Thành Nghĩa, thay mặt lãnh đạo bệnh viện Hữu Nghị 103 cho chúng tôi biết: Bệnh nhân Hoàng Thị Tú nhập viện hồi 2h40’ ngày 30/9/2012. Vết thương ở phía mặt trước vị trí 1/3 cẳng chân trái, có đường kính 1cm, mép vết thương nham nhở, bẩn, chảy máu, sâu không xác định. Sau khi chụp XQ, xương bình thường, hơi cản quang. Chiều 30/9 chúng tôi tiến hành mổ thấy tổn thương hết lớp da, rách gân cẳng chân đến cơ, phần mềm giập nát, có một viên đạn cao su hình cầu...

Trao đổi qua điện thoại với ông Trần Hữu Quỳnh- chủ tịch UBND xã Trúc Lâu, ông Quỳnh cho biết: Chúng tôi đang yêu cầu ông Hiếu tường trình lại sự việc. Việc kiểm tra giao thông trên QL70 không thuộc thẩm quyền của CA xã...

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm