| Hotline: 0983.970.780

Ông Phạm Văn Minh: Tôi không có động cơ vụ lợi

Thứ Sáu 17/05/2013 , 09:28 (GMT+7)

Nhưng thực tế cho thấy không phải lúc nào điều ông nói cũng như việc ông đang làm.

 

>> Giám đốc CA tỉnh Bắc Giang liên quan công trình đầu tư trái phép!
>> Trưởng thôn nói gì?

Trao đổi với PV Báo NNVN về việc huy động doanh nghiệp đầu tư cho công trình xây hồ sinh thái trái phép tại thôn Vĩnh An, xã Song Mai, TP Bắc Giang, ông Phạm Văn Minh - GĐ Công an tỉnh Bắc Giang khẳng định, đây là công trình của thôn và ông không hề có động cơ vụ lợi. Ông cho rằng thông tin lãnh đạo CA tỉnh đang cho xây dựng trang trại riêng là do có người “ghen ăn, tức ở” cố tình nói xấu ông. Bản thân ông đã làm nhiều việc tốt để xây dựng quê hương, xóm làng. Về qui trình xin phép chưa đầy đủ, cũng theo ý của ông là do chủ quan vì mình làm việc tốt giúp xóm, làng nên không nghĩ nặng nề qui trình thủ tục.


Ông Phạm Văn Minh - GĐ CA tỉnh Bắc Giang.

- Theo tìm hiểu của NNVN, được biết ông là người huy động các doanh nghiệp đầu tư cho công trình đào hồ ở thôn Vĩnh An. Tại sao lại có công trình hồ ngay giữa bãi sông, mục đích của công trình này là gì?

- Chỗ đấy là cánh đồng ngày xưa xã đấu thầu cho các nơi người ta đóng gạch. Nay xã giao cho thôn, xóm, bây giờ ở thôn xóm muốn có một cái công trình thì mình bảo tốt nhất ở đấy thì chỉ làm cái hồ thả cá, thế là bà con người ta tập trung làm rồi anh em người ta về người ta hỗ trợ giúp làm cho xóm cái hồ. Đơn giản vậy thôi.

- Vậy khi làm ông có thuê thiết kế công trình không?

- Thiết kế gì đâu, bản chất từ xưa nó đã là ao, hồ rồi giờ mình đắp lên rồi sau lấy nước sông vào nhưng hồi này là không có nước. Ý tưởng là làm hồ thả cá, xung quanh sẽ trồng cây và tre chắn sóng rồi thì trồng chuối, trồng rau, chăn vịt, thậm chí nuôi cả lợn nữa. Tức là cho hội hương lão và bà con ở xóm làm thế thôi chứ tôi thì không cần. Nhưng bà con rất là nhiệt huyết. Sắp tới đây trồng tre, mỗi nhà góp một cây chuối, một cây tre ra trồng chắn sóng cho khỏi xẻ chân đê rồi trồng cỏ nuôi bò, dưới thả cá, trên là thả vịt. Ý đồ của các ông ấy thế. Thế rồi trồng cột rào, chắn cho khỏi xẻ đất. Tôi cho thế là cũng đẹp, cũng tốt cho dân nên mình ủng hộ.

- Thả cá, chăn vịt, nuôi lợn vậy chắc cũng phải xây thêm “chòi” để tiện canh cá, chăm sóc trông nom ở đó?

- Cái đấy thì tùy thôn thôi. Hôm mình có nói vui với anh Thái Chủ tịch TP là nếu mà được cái cầu Bến Hướng thì tốt nếu không thì đóng cái bè, làm cái khu sinh thái, dịch vụ phục vụ bà con là tuyệt vời. Vì trước làng mình có một cái bến gọi là bến Tè, cả làng gánh nước ở đó, đẹp lắm! Sau bom nó đánh tan hết đấy chứ.

Công trình này nằm ngoài 20 m không nằm trong hành lang bảo vệ đê thế nhưng đây là công trình có đào hồ, đắp bờ giữa bãi sông nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy và khả năng thoát lũ của dòng sông. Cũng phải khẳng định rằng đây là công trình không phép. Cho đến nay Sở NN-PTNT không có bất cứ một văn bản ý kiến xin phép nào. Kể cả văn bản xin phép với chính quyền địa phương, cụ thể là ở UBND TP Bắc Giang cũng không có. Sau khi Chi cục Đê điều kiểm tra phát hiện và đã có báo cáo với Sở, cũng có văn bản gửi sang UBND TP Bắc Giang đề nghị giải quyết. Sở NN-PTNT cũng đã có báo cáo gửi UBND tỉnh.
                      Ông Nguyễn Hồng Kỳ, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang.

Trả lời về việc khi xây dựng công trình xây dựng giữa bãi sông, đã tính đến việc công trình sẽ gây cản trở dòng chảy hay chưa, ông Minh cho biết: Lúc làm là cả bên đê điều, cả xã, cả trưởng thôn ra cắm mốc hẳn hoi đấy chứ. Mình bảo là phải đảm bảo tiêu chuẩn đê và bên ngoài phải trồng tre vào chắn sóng để giữ đê. Đấy, hôm nay đang bàn trưởng thôn giao cho ai phải trồng cái cột bê tông để rào dây thép gai lại giữ cho bò nó khỏi vào để trồng cây. Hôm anh Thái chủ tịch TP đi tàu cùng với mình (đi Trường Sa), anh Thái nói chỉ sợ nó ảnh hưởng đến dòng chảy. Mình cũng bảo: “Khổ quá, chỗ doanh nghiệp của ông Tải đổ cát kín hết chẳng sợ ảnh hưởng đến dòng chảy thì thôi”. Theo mình thì để cho dân người ta thả thá, chăn vịt là tốt, giờ còn cả cái đồng cỏ bên cạnh nếu đào được thêm cái hồ nữa thì tốt nhưng bây giờ làm sao có tiền mà đào. Anh em họ giúp cũng chỉ có mức độ thôi chứ.

- Nhưng đất công mà tự dưng có công ty về làm công trình giúp ông Minh thì hầu như ai cũng nghĩ là ông Minh có ý đồ với mảnh đất này. Nếu trước khi thực hiện công trình ông cho xây dựng dự án chi tiết để xã trình xin phép UBND tỉnh và tham khảo ý kiến các cơ quan chuyên môn thì sẽ không có ý kiến dư luận nghi ngại về động cơ của ông?

- Chắc là anh nào ghen ăn tức ở họ tung tin nói thế thôi chứ không phải công trình làm cho mình. Mình không động cơ vụ lợi đó. Mình cũng không có nghĩ rằng cái này nó nặng nề về qui trình gì. Mình không tính đến chuyện ấy đâu. Xóm người ta cần giúp thì mình bảo anh em nó về nó giúp. Đơn giản thế thôi. Thế còn bây giờ bảo nó ảnh hưởng cái gì thì mình cho rằng không ảnh hưởng gì đâu chú ạ. Mình suy nghĩ là giúp dân là tốt thôi. Chứ bảo là làm cho ông Minh thì không bao giờ. Nếu mà nói về lý thì phải làm qui trình như vậy nhưng động cơ mình chả có gì. Dân người ta bảo “chú ơi, xã họ cho làm cái hồ cho hương lão, chú bảo anh em về giúp cho làng cái ao như ngày xưa ấy để thả cá, nuôi vịt, trồng bí đao ấy”. Thì mình bảo thế là tốt, đẹp cho xóm. Chứ mình xin nói thẳng là mình không có lấy đất ấy làm gì cả. Không bao giờ lấy gì của dân. Xin thề là chỉ có cho chứ không bao giờ lấy!


Hồ xây dựng trái phép ở thôn Vĩnh An, xã Song Mai, TP Bắc Giang.

- Có thể động cơ của ông tốt nhưng công trình không chỉ vi phạm Luật Đất đai mà còn vi phạm Luật Đê điều, đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của ông?

- Thôi nếu mà như thế thì thôi, không làm nữa. Mình sẵn sàng cho anh em nó nghỉ ngay. Nhưng mà theo mình nghĩ thì bây giờ nó không có nước đâu. Ngày xưa ở đấy vẫn có bờ ấy mà. Thật đấy, mình cảm thấy thế. Mình cảm thấy là không có sao cả vì lượng nước không đáng gì. Còn thì không biết là các nhà chuyên môn đánh giá như thế nào. Mình chỉ nghĩ rằng cái gì tốt cho dân thì mình làm. Đấy là anh em mình trao đổi tâm tư thì mình bảo vậy chứ còn nếu thấy cần thì mai ra bảo thôi luôn. Dẹp! Chả cần gì cả.

...Câu trả lời của ông Phạm Văn Minh khiến phóng viên không thể không suy nghĩ. Sai thì đã sai! Nhưng trong trường hợp này động cơ của ông Minh tốt hay chưa tốt thật khó để phân định. Xưa nay không mấy quan chức nào làm sai lại nhận là mình có động cơ vụ lợi. Người ta có thể nghi ngờ ông Minh dùng ảnh hưởng để thực hiện công trình cho riêng mình nhưng cũng không loại trừ khả năng ông thực tâm chỉ muốn làm việc tốt cho quê hương. Gặp ông Minh vào ngày 18/4/2013, sau gần một tháng tiếp tục cân nhắc, tìm hiểu thêm thông tin và để thời gian kiểm chứng, ngày 15/5/2013 chúng tôi quyết định đăng tải. Bởi cho dù xét dưới động cơ nào thì công trình hồ sinh thái do ông GĐ CA tỉnh Bắc Giang đang huy động đầu tư xây dựng cũng “sai nhiều hơn đúng, hại nhiều hơn lợi”. Thứ nhất, như NNVN đã nêu từ số báo trước, tuyến đê đi qua xã Song Mai bảo vệ cả TP Bắc Giang nhưng lòng sông hẹp và dốc đã từng có dấu hiệu bị sụt lở nghiêm trọng. Trong năm 2011, Bộ NN-PTNT đã phải có công văn gửi UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị tăng cường bảo vệ tuyến đê này. Điều đó khẳng định đây không phải là khúc sông “yên bình” lâu nay không có nước như ông Minh đã nói. Nếu khúc đê này xảy ra sự cố thì cái “lợi” chưa thấy đâu mà thiệt hại sẽ do nhân dân cả TP Bắc Giang phải gánh chịu chứ không riêng gì những người dân thôn Vĩnh An quê hương ông. Thứ hai, bản thân ông Minh là người có vị trí cao trong xã hội, với vai trò thực thi pháp luật. Vậy nhưng, khi biết rõ rằng công trình có vi phạm pháp luật thì một mặt ông trả lời báo chí là sẽ “dẹp ngay, dừng luôn” mặt khác “quân” của ông vẫn tiếp tục thi công (sau một tháng kiểm chứng), cho thấy không phải lúc nào điều ông nói cũng như việc ông đang làm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm