| Hotline: 0983.970.780

Những người thợ xây nói gì?

Thứ Năm 06/06/2013 , 09:52 (GMT+7)

Do công trình KDC Chàng Riệc ở Tân Biên nên hầu hết những thợ xây, thầu nhỏ, nhưng, họ đến làm được vài tháng là thi nhau “bỏ của chạy lấy người”.

Dự án KDC Chàng Riệc được chủ đầu tư (BCH QS tỉnh Tây Ninh) chia làm 5 “gói”, cho 5 nhà thầu lớn (4 thầu xây dựng và 1 thầu sắt). Sau đó, 5 nhà thầu này lại tiếp tục chia nhỏ “gói” của mình ra. Và, qua 3 – 4 trung gian mới đến những người trực tiếp làm là thợ. Để biết rõ chất lượng công trình, chúng tôi đã tìm gặp những người thợ này.

>> Khu dân cư Chàng Riệc - Chưa trọn niềm vui!

“MỘT ĐÊM LÀM MÓNG 2 – 3 CHỤC CĂN”

Đó là khẳng định của ông Huỳnh Văn Sậu, 52 tuổi, ở Thạnh Tây, Tân Biên, người có “thâm niên” 35 năm trong nghề xây dựng, khi nghe tôi hỏi: tường nứt có phải do hồ “non” hay không? Theo ông Sậu, tường nứt là do phần móng. Đất ở Chàng Riệc là đất đồi, rất cứng. Nếu đào móng bằng tay thì dù hồ xây có hơi non cũng khó mà nứt tường. Nhưng chính vì đất cứng nên đào móng rất vất vả, mất nhiều thời gian.

Đặc biệt, đào móng thủ công phải trả công 1,1 triệu đồng/căn. Trong khi dùng máy Kobe móc nhanh gấp hàng chục lần mà chỉ tốn 600 ngàn đồng/căn. “Nhưng vì sao tường nứt?”, tôi hỏi. “Dùng máy Kobe móc, móng vừa sâu vừa rộng, muốn làm nhanh, giảm chi phí, họ phải lấp đất xuống cho nông bớt rồi mới xây móng. Thậm chí không có nước”, ông Sậu nói.


Căn nhà của ông Diện vừa xây, diện tích y chang căn nhà được cấp, chỉ hết hơn 40 triệu đồng, nhưng chất lượng hơn nhiều. Trong khi căn được cấp trị giá 70 triệu đồng

Bên cạnh việc làm móng sơ sài, tường xây cũng kém chất lượng bởi hồ non. “Tụi tui chỉ lãnh lại công trình và làm thuê ăn công, không bao vật liệu nên phải làm theo ý nhà thầu. Họ qui định phải 5 xe rùa cát/1 bao xi măng. Dù biết làm hồ “non” nhưng nếu làm đúng “mác” của mình là 3 xe cát/1 bao xi măng thì bị chửi, vì hao vật liệu của họ. Nhưng hồ non không có độ bám dính, rất khó làm. Cho nên, những lúc không có thầu ở đó, tụi tôi vẫn trộn hồ theo công thức 4 cát/1 xi cho dễ làm. “Vậy những căn bên cạnh của mấy nhóm thợ khác làm thì sao?”. Anh Sậu đáp: “Cũng vậy thôi”.

Tôi hỏi tiếp: “Thông thường, nền nhà lún sụt thì phải trũng xuống chứ sao lại kênh, phồng lên như mái nhà vậy?”. Anh Sậu giải thích: “Đó là do nền nhà chỉ có đất san lấp, cào cho bằng, không có đá 4 – 6, không có nước, không được đầm, lăn nên bị lún xuống. Những chỗ nào không bị lún thì sẽ cao hơn nên nhìn có cảm giác là kênh lên. Tui dám chắc 95% số nhà ở Chàng Riệc bị hư nền”. Tôi thắc mắc: “Anh làm có mấy căn sao dám khẳng định chắc chắn như vậy?”. Anh Sậu: “Bởi vì muốn làm cho nền chắc thì phải làm đúng kỹ thuật. Vật liệu phải có cát đá, và quan trọng nhất là phải đủ nước để lắng nền. Nhưng đặc điểm KDC Chàng Riệc là ở trên đồi cao, nước rất hiếm. Có rất nhiều nhà thầu tham gia làm, mỗi thầu lại có những nhóm thợ khác nhau, chia nhỏ ra làm để giao nhà kịp thời gian. Chính vì vậy, các nhóm giành giật nước thiếu điều muốn đánh lộn. Thiếu nước thì cứ làm đại cho xong”.


Phải bỏ thêm từ 10 đến hơn 20 triệu đồng để gia cố và làm thêm cho căn nhà được cấp như thế này mới có thể ở yên được

TÔI KHÔNG ĐỦ GAN LÀM

Do công trình KDC Chàng Riệc ở Tân Biên nên hầu hết những thợ xây, thầu nhỏ (B’, B’’) đều ở các xã trong huyện này như Thạnh Tây, Tân Bình, Mỏ Công…, nhưng, họ đến làm được vài tháng là thi nhau “bỏ của chạy lấy người”. Nguyên nhân họ bỏ vì bị thầu trên họ “quỵt” tiền công, chậm trả công, số khác bỏ vì thấy công trình kém chất lượng, sợ nguy hiểm. Theo những người thợ xây này thì KDC Chàng Riệc chỉ có một số ít căn xây đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Đó là những căn “mẫu”, xây khi có các cấp lãnh đạo đến thăm và những căn xây “biểu diễn” để lên truyền hình. Phần lớn còn lại, như lời anh Nguyễn Văn Thông, 48 tuổi, nhà ở xã Tân Bình, người trực tiếp làm nhà ở Chàng Riệc và sau đó bỏ ngang là “Còn thua cái bếp nhà tôi. Làm nghề xây dựng từ năm 1986 đến nay, tôi chưa thấy công trình nào “tệ” như vậy. Tôi không đủ gan ở những căn nhà này”.


Trời nắng đã khổ, mua càng khổ hơn khi phải ngồi trong những toilet lộ thiên thế này

Anh Thông kể: “Đầu năm 2011, tôi nhận làm một căn với giá 15 triệu từ người thứ 3. Căn này trước đó đã có nhóm khác xây tường giáp vòng, tôi chỉ xây phần nóc (phần hình tam giác ở 2 đầu nhà - PV), sau đó tô, trát tường và lót nền. Phần mái lại có những người khác làm. Tôi thấy tường xây không có đà kiềng mà chỉ có bê tông kiềng. Đúng ra, khi đổ móng xong phải có đà kiềng, phần tường bên trên cửa sổ phải có thêm một cây đà kiềng thứ 2, cột phải là cột bê tông, có câu sắt móc vào tường. Đằng này, móng xây bằng gạch thẻ, cột cũng xây. Bê tông kiềng chỉ đúng bằng viên gạch 8x10. Do không có câu móc giữa cột và tường nên khi trèo lên, tôi thấy tường cứ rung rinh. Làm đến ngày thứ 2, tôi sợ quá nên bỏ luôn”. Tôi hỏi: “Theo anh, xây một căn như ở Chàng Riệc hết bao nhiêu?”. Anh Thông quả quyết: “Tôi làm chỉ hơn 30 triệu”.


Một cây cột điện bị gãy, lòi phần cốt thép “khiêm tốn” bên trong

Để tìm câu trả lời về chi phí một căn hộ ở Chàng Riệc, tôi ghé vào hộ ông Lê Văn Diện, 56 tuổi, người vừa xây hoàn tất một căn hộ mới bên cạnh căn nhà được cấp để tìm hiểu và được biết, căn nhà có diện tích bằng căn được cấp, nhưng toàn bộ chi phí xây căn nhà mới chỉ hết 42 triệu đồng. Nhưng, chất lượng hơn hẳn căn nhà được cấp. “Toàn bộ đà, đòn tay và cửa sổ, cửa chính đều làm bằng sắt kẽm, không gỉ sét. Mái lợp tôn kẽm 3 ly. Nhà đổ móng, đà kiềng đầy đủ. Không những thế, còn thêm phần mái tôn phía trước và công trình phụ phía sau rất hoành tráng chứ không phải toilet “lộ thiên” và nhỏ xíu như nhà được cấp”, ông Diện nói. Quả như lời ông Diện nói, dù không thấy cây đà kiềng trên tường, không thấy móng được đổ như thế nào, nhưng bằng cảm quan, tôi thấy căn nhà vừa xây xong của ông Diện mát hơn (do mái tôn dày hơn chăng?), những cây đà trên mái tôn có màu sáng của kẽm, to hơn những cây đà trong nhà được cấp, cửa lớn, cửa sổ cũng cùng chất liệu sắt kẽm, khá dày.

Không thể phủ nhận những nỗ lực của chính quyền tỉnh Tây Ninh trong việc xây dựng KDC Chàng Riệc (kinh phí thực hiện dự án khoảng 800 tỷ đồng, Trung ương hỗ trợ một phần), giúp hàng trăm hộ dân nghèo được “an cư”. Nhưng, không biết đến khi nào họ mới “lạc nghiệp” được khi ngày đêm nơm nớp lo vì căn nhà kém chất lượng. Và, mặc dù đã được cấp đất sản xuất nhưng rất nhiều người do trong tay không có vốn nên vẫn cứ phải lang thang đi làm thuê.

+ “Nhà nào cũng bị sụt, lún nền vì hồi đó chưa có nước, làm nền mà không có nước thì làm sao không lún? Mỗi khi mưa, trong nhà cũng như ngoài sân, phần vì gió tạt, phần vì dột do miếng tôn ốp nóc quá hẹp, mỗi bên mái chỉ có 20 cm. Tụi tôi kiến nghị nhiều lần rồi mà chẳng thấy ai đến. Cho nên, năm rồi thu hoạch đợt khoai mì đầu tiên được 23 triệu, tôi bỏ hết ra để sửa toàn bộ ngôi nhà, từ mái, nền, đến sân”, ông Nguyễn Mạnh Tường, Bí thư Chi bộ ấp Tân Khai.

+ “Mới có nhóm thợ lên sửa nhà tôi rồi. Nền nhà họ phải gỡ lên, đổ thêm gần 4 khối cát nữa mới bằng! Nhưng chỉ sửa được nền và gia cố mái tránh dột. Còn tường nứt thì họ đưa cho tôi 600 ngàn, nửa bao xi măng, khoảng 10 ký sắt 6 nhờ tôi xử lý dùm. Họ nói cũng chỉ là “màn thưa che mắt thánh thôi” và mong tôi thông cảm. Đợt này họ lên sửa tổng cộng 23 căn”, qua điện thoại, ông Trịnh Đình Tắc, cư dân KDC Chàng Riệc cho biết.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm