| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm tiểu thương ngừng buôn bán

Thứ Ba 06/08/2013 , 09:52 (GMT+7)

Sáng 5/8, hàng trăm tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Vườn Hoa, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) đồng loạt đóng cửa buôn bán để yêu cầu Cty CP Chợ Vườn Hoa (BQL chợ) làm rõ một số vấn đề gây bức xúc cho họ thời gian qua.

Sáng 5/8, hàng trăm tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Vườn Hoa, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) đồng loạt đóng cửa buôn bán để yêu cầu Cty CP Chợ Vườn Hoa (BQL chợ) làm rõ một số vấn đề gây bức xúc cho họ thời gian qua.

Vườn Hoa là chợ đầu mối lớn nhất TP Thanh Hóa với hơn 400 gian hàng kinh doanh, buôn bán các mặt hàng nhu, yếu phẩm, phục vụ người dân TP Thanh Hóa và các huyện lân cận như Quảng Xương, Hoằng Hóa, Đông Sơn… Hàng năm việc kinh doanh mang lại thu nhập khá cho các hộ dân và BQL chợ thông qua việc cho thuê mặt bằng, bán điện, thuế, phí gửi xe…

Những năm đầu mới đi vào hoạt động tất cả thuận buồm xuôi gió, BQL chợ và tiểu thương đoàn kết cùng phát triển, nhưng từ đầu năm 2011 mâu thuẫn xảy ra khi hàng trăm gian hàng đồng loạt đóng cửa ngừng kinh doanh, làm đơn kiến nghị chính quyền các cấp can thiệp giải quyết việc BQL chợ bất ngờ tăng giá thuê sạp chợ từ 15-35%, có chỗ tăng tới 100% so với giá năm 2010.

Không những thế, thời gian cho thuê sạp phía BQL đưa ra chỉ giới hạn trong 3 tháng nên gây khó khăn cho tiểu thương trong việc sắp xếp kinh doanh, buôn bán.


Hàng trăm tiểu thương yêu cầu BQL chợ phải làm rõ một số vấn đề khuất tất

Ngay sau đó, BQL chợ họp bàn và đồng ý chỉ tăng giá thuê sạp lên 15% so với năm 2010; đồng thời, đồng ý ký hợp đồng với tiểu thương cho thuê sạp có thời hạn từ 1 năm trở lên thì mọi việc mới tạm lắng lại.

Nhưng “giọt nước lại tràn ly” khi sáng 5/8/2013, hơn 400 gian hàng đang kinh doanh trong chợ tiếp tục đóng cửa để phản đối việc BQL chợ niêm phong gian hàng của gia đình ông Trịnh Thế Hạnh một cách vô cớ vào ngày 4/8. Đồng thời, yêu cầu BQL chợ phải làm rõ vì sao giá điện liên tục thu cao đến chóng mặt trong thời gian vừa qua.

Ông B, một hộ buôn bán quần áo nói: “Việc chúng tôi ngừng buôn bán có nguyên nhân của nó cả. Dạo trước BQL chợ hết tăng giá thuê sạp lại đến tăng giá điện. Chúng tôi đã kêu nhiều lần lắm rồi nhưng tình hình vẫn không được cải thiện”.

Đơn của các hộ kinh doanh gửi tới cơ quan chức năng nêu rõ: Từ năm 2010 đến nay, giá điện BQL chợ Vườn Hoa bán cho tiểu thương liên tục cao hơn so với quy định. Cụ thể năm 2011 BQL bán 4.000 đồng/kWh; năm 2012 bán 4.200 đồng/kWh, trong khi giá điện kinh doanh Nhà nước quy định thời điểm bấy giờ là 1.863 đồng/kWh.

 Chưa dừng lại ở đó, từ tháng 1/2013 đến nay BQL chợ còn thu với giá 4.740 đồng/kWh (giá quy định là 2.200 đồng/kWh). “Chúng tôi đã gửi đơn đến các cơ quan quản lý đề nghị giải quyết, trả lời rõ để chúng tôi an tâm kinh doanh, buôn bán nhưng đến nay vẫn bặt vô âm tín”, một tiểu thương bức xúc.

Bà Nguyễn Thị Lan, cũng là một hộ kinh doanh trong chợ Vườn Hoa cho biết: “Trong tháng 5-6/2013, BQL chợ sửa chữa điện cho chúng tôi và thay luôn công tơ. Công tơ mới không có phiếu bảo hành. Khi xem hóa đơn, tôi tá hỏa khi thấy chỉ số điện sử dụng cao gần gấp đôi so với công tơ cũ, trong khi các thiết bị sử dụng điện của tôi không tăng thêm cái gì”.

Như phản ánh của bà Lan, hầu hết các hộ kinh doanh trong chợ đều cho rằng, BQL chợ mập mờ trong việc bán điện cho họ.

Ghi nhận của chúng tôi, đến trưa ngày 5/8, tất cả các gian hàng trong chợ Vườn Hoa vẫn đóng cửa im lìm. Trước cổng chợ, hàng trăm tiểu thương bức xúc yêu cầu BQL chợ phải làm rõ những yêu cầu của họ.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm