| Hotline: 0983.970.780

Vụ một người dân bị bắn chết tại Đăk Nông: Có hay không DN thuê xã hội đen bắn người?

Thứ Tư 07/12/2011 , 10:48 (GMT+7)

Những người chứng kiến sự việc kể lại câu chuyện với PV

Những ngày qua, dư luận tại tỉnh Đăk Nông hết sức căm phẫn việc một nhóm người của DNTN Phạm Quốc mang dùi cui, mã tấu, dao, rựa…và dùng súng bắn chết anh Điểu M’Rú (30 tuổi, trú tại thôn Đăk La, xã Đăk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) chỉ vì anh này cùng với hàng chục người dân “dám” đến thu hoạch mì trên diện tích đất canh tác của chính mình.

Côn đồ uy hiếp dân đen

DNTN Phạm Quốc do ông Phạm Quốc Chiến làm giám đốc (có trụ sở đóng tại thôn 3, xã Đăk Som, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông). Năm 2009, DN này được UBND tỉnh Đăk Nông cho thuê hơn 3.187 ha đất tại các Tiểu khu 1536, 1527, 1537, 1538 và 1521 thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông để trồng rừng, cao su và khoanh nuôi bảo vệ.

Theo một số người già sống tại thôn Đăk La (Bình Phước) cho biết, tại các Tiểu khu mà DNTN Phạm Quốc được UBND tỉnh Đăk Nông cho thuê trước đây là quê hương của bà con dòng họ thuộc các bon Điêng Đu, Điêng Rhách, Bu Rmất (tỉnh Bình Phước)...sinh sống. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây từng là căn cứ địa cách mạng nuôi dấu nhiều cán bộ chiến sỹ. Sau giải phóng, vì một số nguyên nhân khách quan, người dân phải dời đi khỏi mảnh đất này chuyển về ở xã Đăk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước để sinh sống, làm ăn.

Khi chuyển về sống tại đất Bình Phước, toàn bộ khu mồ mả của dòng tộc họ vẫn để lại ở đây và thường xuyên qua lại chăm sóc. Vào thời điểm này, nơi đây vẫn là những cánh rừng già nguyên sinh được bà con phát dọn, làm đường ranh xung quanh và gắn cả bảng cấm chặt phá khu vực đất bản địa của bon.

Đến đầu năm 2003, bà con lại kéo nhau trở lại làng cũ (thuộc các tiểu khu trên) để cất lại nhà, khai hoang đất rừng chồi để lấy đất canh tác phục vụ nhu cầu sản xuất, phục vụ cái ăn hàng ngày cho gia đình. Trung bình mỗi hộ dân được vài ha đất để trồng cây lâu năm như điều, cao su, cà phê … Đến nay, đã hơn 8 năm sinh sống và canh tác trên mảnh đất này, cây trồng đã cho thu hoạch, cuộc sống người dân đã dần ổn định.

Sau khi được UBND tỉnh cho thuê đất, thay vì phải thỏa thuận mức hỗ trợ bồi thường với người dân (theo Thông báo kết luận số 77/TB-UBND ngày 13/8/2008 của UBND tỉnh Đăk Nông) về việc giải quyết đất xâm canh của người dân trong vùng dự án: “…trường hợp nếu là đất của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đang xâm canh, đất mồ mả, đất rừng thiêng theo phong tục phải bóc tách ra khỏi vùng dự án giao cho các hộ dân và cộng đồng tiếp tục quản lí, sản xuất, những diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nếu doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương họp dân để thống nhất phương án xử lý diện tích đất trên, được người dân đồng thuận thì cơ quan chức năng mới cho phép đưa vào dự án trên nguyên tắc chủ đầu tư khi được nhà nước cho thuê đất thực hiện dự án không còn xảy ra tranh chấp đất đai với dân…”.

Bất chấp quy định trên, DNTN Phạm Quốc đã thuê hẳn mấy chục người để làm bảo vệ. Và nhóm này chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là hàng ngày dùng các loại vũ khí “nóng” như: súng, mã tấu, dao, rựa, búa rìu, xe múc…đến đập phá và đốt sạch toàn bộ nhà cửa, lán trại, cây cối hoa màu (sắp đến vụ thu hoạch) trên đất mà các đối tượng này cho là người dân xâm lấn trái phép đất của DN.

Hậu quả là 57 căn nhà bị phá sập hoàn toàn, 150 ha sắn bị các đối tượng này tịch thu trắng rồi đem bán lại cho các tư thương; hơn 50 ha cây điều (đã đến tuổi cho thu hoạch) bị chặt hạ ngổn ngang và hàng loạt gia súc, gia cầm bị giết thịt cùng với các phương tiện lao động của dân bị phá hủy…Không chỉ có vậy, khi người dân nào dám đứng ra can ngăn, chống đối công việc thì bị đe dọa sẽ giết chết. Sự việc trên đã được người dân báo cáo đến các cấp chức năng của xã Đăk Ngo và chính quyền huyện Tuy Đức nhiều lần nhưng vẫn không được can thiệp giải quyết triệt để.

Biết không thể chống lại, người dân đã nhiều lần đi gặp và năn nỉ ông Phạm Quốc Chiến, Giám đốc DNTN Phạm Quốc để được thỏa thuận thống nhất việc hỗ trợ, đền bù diện tích mà nhân dân đã khai hoang, trồng mì, điều, cà phê và xin thu hoạch nốt vụ mì (năm 2011) nhưng vẫn không được. Không còn cách nào khác, cuối tháng 10/2011, người dân buộc phải viết đơn phản ánh và khiếu nại lên UBND tỉnh Đăk Nông kêu cứu.

Nội dung kiến nghị của bà con được chuyển cho công an huyện Tuy Đức giải quyết. Nên sáng ngày 28/11, hàng chục người dân đã tới trụ sở UBND xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức nhờ can thiệp xin DNTN Phạm Quốc cho thu hoạch nốt vụ mì năm 2011. Vì trụ sở UBND xã chật nên 2 cán bộ thuộc Thanh tra huyện Tuy Đức mời người dân tới trụ sở DNTN Phạm Quốc ở gần đó để làm việc.

 Đến khoảng 11 giờ 30 phút cùng ngày, khi số người tập trung về lán trại ở gần đó để nấu cơm trưa ăn, thì bất ngờ bị một nhóm côn đồ khoảng 20 người chực sẵn dùng đá ném và bình xịt hơi cay tấn công. Trong lúc hỗn loạn, một tên trong số nhóm côn đồ đã dùng súng bắn 3 phát, một phát trúng vào người làm anh Điểu M’Rú khiến anh gục tại chỗ. Một số người dân may mắn chạy thoát ra ngoài khi biết anh M’Rú bị thương nên đã đưa anh đi cấp cứu. Nhưng do vết thương quá nặng, anh Điểu M’Rú đã tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Nông.

Sẽ xử lý nghiêm

Hiện Công an tỉnh Đăk Nông đang tiếp tục truy tìm đối tượng dùng súng bắn chết anh Điểu M’Rú để xác định khẩu súng mà đối tượng này sử dụng có phải là súng AR-15 không và tại sao đối tượng này có súng. Đại tá Võ Văn Đủ cho biết, hiện công an tỉnh đã có quyết định khởi tố vụ án để điều tra xử lý các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật.

Trao đổi với PV, Đại tá Võ Văn Đủ- Giám đốc Công an tỉnh Đăk Nông cho biết: “Hiện chúng tôi đang mời ban giám đốc của DNTN Phạm Quốc lên làm việc với mục đích truy tìm đối tượng đã dùng súng bắn chết anh Điểu M’Rú, đồng thời xác định trách nhiệm của ban giám đốc trong việc quản lý con người và phương tiện của cơ quan. Chắc chắn ban giám đốc không thể ngoài cuộc được; quá trình điều tra, nếu cơ quan chức năng thấy đủ dấu hiệu vi phạm pháp luật thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Tại hiện trường, cơ quan điều tra thu được 2 đầu đạn AR-15, tuy nhiên, để xác định đối tượng sử dụng súng quân dụng hay súng tự chế thì phải đợi điều tra mới có thể kết luận được, vì qua kiểm tra trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh Đăk Nông, không có hiện tượng bị mất mát vũ khí. Qua báo cáo ban đầu, hiện tại cơ quan công an đã xác định được là do bảo vệ của DNTN Phạm Quốc bắn. Nhóm bảo vệ này là rất đông người, hiện chúng tôi đang nắm 2 danh sách (một danh sách 20 người, một danh sách 30 người)”.

Đại tá Võ Văn Đủ còn cho biết thêm, tỉnh Đăk Nông có chủ trương đồng ý cho người dân thu hoạch mì trên diện tích đất mà trước đây họ canh tác, nhưng với điều kiện người dân phải có cam kết sau khi thu hoạch xong phải trả lại đất cho nhà nước. Nhưng người dân lại cho rằng, đất của họ sản xuất từ trước tới giờ nên họ không đồng ý trả lại và không có cam kết gì cả.

Sau khi sự việc xảy ra, công an tỉnh đã mời trưởng công an huyện Tuy Đức lên làm việc và nguyên nhân ban đầu được xác định do có mâu thuẫn trong việc tranh chấp đất đai giữa người dân và doanh nghiệp nên hai bên đã có xảy ra xô xát và một nhân viên bảo vệ của DNTN Phạm Quốc đã dùng súng bắn anh Điểu M’Rú dẫn đến cái chết.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm