| Hotline: 0983.970.780

Chữa viêm loét dạ dày bằng ăn uống

Thứ Hai 21/05/2012 , 10:20 (GMT+7)

Người bệnh viêm loét dạ dày khi nấu ăn nên thái nhỏ thực phẩm, nghiền nát, xay sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.

Cần ăn uống hợp lý để tránh phải... nhập viện!

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở VN. Ở các nước đang phát triển, ước tính tỷ lệ bệnh khoảng 10%, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở VN theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia đã trao đổi về một số “bí kíp” ăn uống để trị bệnh viêm loét dạ dày…

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, có 4 nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý dạ dày: Thứ nhất, do chế độ ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng; chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài; nghiện rượu, thuốc lá... Thứ hai, do thuốc và các hóa chất, thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid. Thứ 3, do nguyên nhân thần kinh, thường gặp ở người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng. Thứ tư, do nguyên nhân nội tiết đái tháo đường, hạ đường huyết, xơ gan…

Trong số các bệnh lý trên thì bệnh đau dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter pylory (gọi tắt là HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Việt Nam thuộc vùng có tỷ lệ nhiễm HP cao (> 70% ở người lớn và > 39% ở trẻ nhỏ). Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do một số enzym do HP giải phóng ra gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Theo nghiên cứu, HP có mặt ở 75% loét dạ dày và 90% loét hành tá tràng. Đường lây truyền của HP chủ yếu qua thức ăn và nước uống; người ta cũng tìm thấy HP trong nước bọt nên có thể lây qua đường miệng (ví dụ khi hôn nhau…).

Vậy người bị bệnh đau dạ dày cần có chế độ ăn uống thế nào?

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên tắc đầu tiên là thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ, không nên dùng thực phẩm ăn sống. Khi ăn người bệnh phải nhai kỹ, ăn chậm, không ăn quá no một lúc và chia thành nhiều bữa (4 – 5 bữa) để giúp trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày. Ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ, không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu, không nên ăn quá nhiều canh dùng với cơm. Không nên sử dụng quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, cay, nóng. Chế độ ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, không uống rượu, hút thuốc. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay; hạn chế căng thẳng lo âu kéo dài, phiềm muộn quá đáng.

Những thức ăn nên dùng gồm sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày và các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá nạc (nên chế biến luộc, hấp, om thì dễ hấp thu). Rau củ non luộc hoặc nấu dạng súp, thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mì, các loại khoai củ, cháo). Đặc biệt là khẩu phần ăn nên có sữa chua (như Wel Yo Family…) nhằm bổ sung vi khuẩn có ích BB12 giúp tăng axit luminal, tiết ra protein diệt khuẩn và ức chế các vi khuẩn có hại, làm giảm sự phát triển, sự bám dính của các loại vi khuẩn như Ecoli, Yersinia và nhất là vi khuẩn HP.

Trao đổi với PV, ông Mikkel Jungersen - Viện khoa học CHR Hansen Đan Mạch - đơn vị là cha đẻ tìm ra BB12, cho biết: “Việc cung cấp lợi khuẩn vào cơ thể một cách thường xuyên không chỉ giúp ta ngăn ngừa sự phát triển của khuẩn HP trong hệ tiêu hóa mà còn phòng chống bệnh cảm thông thường. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng hơn 70% nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày là do HP, do vậy việc cách ly, ngăn ngừa khuẩn HP phát triển là một cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả nhất.”

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết thêm: Người bệnh viêm loét dạ dày khi nấu ăn nên thái nhỏ thực phẩm, nghiền nát, xay sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng. Nhiệt độ thức ăn tốt nhất để dễ tiêu hóa và hấp thu là khoảng 40 – 50 độ C. Trong bữa ăn chỉ uống 100 – 200 ml nước sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa tốt nhất. Nếu trường hợp tiêu chảy, mồ hôi nhiều thì có thể uống nhiều hơn nhưng phải uống ngoài bữa ăn.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm