| Hotline: 0983.970.780

Mỗi năm, trên 5.000 người ngộ độc thực phẩm

Thứ Tư 17/10/2012 , 09:11 (GMT+7)

Nhiều người “choáng” với nhận xét của ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế nói tại buổi Tọa đàm về ATVSTP tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ngày 16/10. Theo ông Phong, đấy chỉ là 1/10 số vụ ngộ độc mà người dân mắc phải.

Nhiều người “choáng” với nhận xét của ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế nói tại buổi Tọa đàm về ATVSTP tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ngày 16/10. Theo ông Phong, đấy chỉ là 1/10 số vụ ngộ độc mà người dân mắc phải.

Hàng loạt vấn đề “nóng” được đặt ra: Làm thế nào để mua được thực phẩm “sạch”, thực phẩm an toàn? Phải chăng vấn đề ATVSTP đang bị bỏ ngõ? Người tiêu dùng phải làm gì để tự bảo vệ mình trước vấn nạn này? Là người đầu tiên đón nhận câu hỏi mà đông người dân quan tâm nhất: Những người nội trợ, hàng ngày phải đi chợ, lo bữa ăn cho cả nhà nhưng quả thật là rất lo lắng khi chọn mua đồ ăn ở chợ vì thường nghe thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về các vụ ngộ độc thực phẩm. Có phải hiện nay, tất cả các thực phẩm đều có nguy cơ gây hại sức khỏe không?


Một nơi làm mứt ở Hà Nội đặt cạnh kênh rãnh

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Bộ NN-PTNT cho biết, theo kết quả giám sát 3 năm liên tục (2009, 2010 và 2011) ở khoảng 500-900 mẫu rau quả, 400-800 mẫu thịt, 500-700 mẫu thủy hải sản cho thấy, tỷ lệ rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép là 6,44% năm 2009, 6,17% năm 2010, 4,43% năm 2011. Tỷ lệ thịt gia súc gia cầm nhiễm vi sinh vượt quá giới hạn cho phép là 29,4% năm 2009, 27,67% năm 2010, 30% năm 2011. Hay như tỷ lệ thủy hải sản tồn dư hóa chất là 1% năm 2009, 3,8% năm 2010 và 0,8% năm 2011, tỷ lệ ô nhiễm sinh học với thủy hải sản là 4,5% năm 2009, 2,8% năm 2010 và 6,7% năm 2011. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có nguy cơ gây hại, ví dụ tệ nhất là tỷ lệ thịt gia súc gia cầm nhiễm vi sinh từ 27 đến 30%, nhưng nếu ăn chín uống sôi là xử lý được. Tỷ lệ tồn dư hóa chất có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ ô nhiễm vi sinh lại không giảm. Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang cùng các bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu tỷ lệ nhiễm vi sinh trong thịt gia súc gia cầm và thủy hải sản.

Đại diện cho Bộ Y tế, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục ATVSTP và ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công thương cũng đồng quan điểm. Ông Phong bổ sung thêm bằng việc đưa ra nhận định: so với các nước trong khu vực thì tỷ lệ ô nhiễm đó không phải đáng lo ngại và nó chỉ có nguy cơ với những người không ăn chín uống sôi như tiết canh, ăn gỏi. Ngoài ra, nếu thực phẩm không an toàn, không đủ dinh dưỡng thì rất khó thuyết phục về con số thống kê của Viện Dinh dưỡng về chiều cao, thể trạng của người Việt Nam trong 20 năm qua, khi chiều cao, cân nặng trung bình tăng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm. Còn ông Cường thì “kiểm tra bàn tay tôi thì vi sinh vật cũng có, việc sử dụng thực phẩm dù an toàn cũng có nguy cơ nếu để ôi thiu, nấu nướng không an toàn. Các nông sản Việt Nam đã xuất khẩu được vào nhiều thị trường khó tính, có yêu cầu cao về VSATTP như Mỹ, Nhật, Hoa Kỳ”.

Với những vụ việc vi phạm về VSATTP gia tăng như hiện nay, nhiều bạn đọc e ngại vấn đề ATVSTP đã nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý? Ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng, kết luận đó là không chính xác bởi từ năm 2009-2011, công tác thanh tra VSATTP đã được quan tâm hơn, thể hiện qua số lượt thanh tra, kiểm tra đến tận cơ sở cấp xã, phường tăng mạnh. Năm 2010 chúng ta thanh tra 100 cơ sở và phát hiện 30 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 30%. Năm 2011, thanh tra 200 cơ sở phát hiện 40 cơ sở nếu so với năm 2010 mà kết luận tăng lên thì về cơ học là chính xác nhưng số % vi phạm thì đã giảm. Còn theo đại diện Bộ NN-PTNT thì bảo đảm ATTP là trách nhiệm của mọi người trong xã hội, trong đó có trách nhiệm của người kinh doanh. Hoạt động thanh tra kiểm tra chỉ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm và nhắc nhở người vi phạm làm tốt hơn mà thôi. Và chỉ khi họ thực sự làm tốt hơn thì chúng ta mới có thực phẩm an toàn hơn.

Box: Liên quan đến thông tin gà dai Hàn Quốc bán tại VN, ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Siêu thị Big C cho hay, hiện nay siêu thị đã tạm dừng bán mặt hàng này để chờ kết luận xem có bảo đảm về dinh dưỡng hay không. Nếu đảm bảo thì chúng tôi tiếp tục bán, nếu không thì sẽ dừng bán vĩnh viễn.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm