| Hotline: 0983.970.780

Hoa thài lài tía chữa táo bón

Thứ Ba 05/03/2013 , 10:36 (GMT+7)

Theo Đông y thì thài lài tía có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, chữa kiết lị, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng,...

Cây hoa thài lài tía còn tên gọi là Hồng trai, tên khoa học Tradescantia pallida, thuộc họ Thài lài (Commelinaceae). Tên tiếng Anh là Silvery Wandering Jew, Cockroach Grass. Là một loài cây thuộc chi Tradescantia có nguồn gốc từ Tân thế giới.

Đây là loại cây thân cỏ mọc bò, toàn thân và lá đều có màu đỏ tía. Phần ngọn vươn cao tới 20 - 30 cm, rễ chùm mọc ra ở các đốt của thân, có nhiều nhánh và phát triển rất nhanh. Lá mọc so le, có bẹ, phiến lá hình bầu dục, chóp nhọn, mặt trên màu lục, có sọc ở mép và ở giữa, lằn giữa và mặt dưới đỏ tía, bẹ có lông. Hoa nhỏ màu xanh tía hay hồng tía. Cụm hoa không cuống, giữa hai lá ngọn có 4 hoa và 6 nhị bằng nhau. Quả nang nhỏ, chứa nhiều hạt và có áo hạt.

Thài lài tía là cây mọc hoang ở nhiều vùng nước ta. Là loại cây có hoa đẹp nên được chọn trồng làm cảnh trong các gia đình; khi trồng trong nhà, thài lài tía đã được đánh giá là có hiệu quả đặc biệt trong việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách lọc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compounds), một lớp các chất ô nhiễm thông thường và các chất gây kích thích đối với hệ hô hấp, bằng một quá trình được gọi là phytoremediation; đặc biệt thài lài tía cũng là cây giàu dinh dưỡng và dược tính nên được trồng để thu hoach lá non làm rau ăn và bào chế thành thuốc chữa nhiều bệnh.

Thài lài tía có ngọn và lá non, vò kỹ, thái nhỏ, luộc hay nấu canh ăn; trâu bò và lợn cũng thích ăn rau này, nhất là trâu bò cái mới sinh. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây chữa bệnh phong hủi. Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây được dùng trị trẻ em viêm phổi, tiểu tiện bất lợi, mụn nhọt lở ngứa.

Theo Đông y thì thài lài tía có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, chữa kiết lị, giải độc lợi tiểu, tiêu thũng, lương huyết, trừ ho, chữa đái buốt, táo bón, chữa mụn nhọt, chốc lở, bạch đới, đái đục, phong nhiệt đau đầu. Người ta còn dùng thài lài tía để chữa chứng viêm cầu thận như dùng Thài lài tía hoặc xanh, bạch đồng nữ, rễ cây mặt quỷ, cây chi tử, kết hợp dinh dưỡng hợp lý cụ thể người bị viêm cầu thận cấp nhất định phải ăn nhẹ, ăn nhạt, chế độ ăn không mỳ chính, ít protein...

Sau đây là những phương thuốc ứng dụng chữa bệnh từ cây hoa thài lài tía, tuỳ theo chứng bệnh cụ thể có thể tự lựa chọn sử dụng khi cần thiết.

* Chữa đái buốt: Thài lài tía 30g, mộc thông 20g, mã đề 15g, rau má 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần uống trong ngày. Cần uống liên tục từ 5 - 7 ngày.

* Chữa kiết lỵ: Thài lài tía 25g, lá mơ 20g, vỏ quả lựu 10g, rau má 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước khi ăn. Cần uống liền 5 ngày.

* Chữa táo bón: Thài lài tía 30g, Lá non khoai lang 25g. Hai thứ này rửa sạch cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kĩ, sau ăn cả nước lẫn cái. Ngày ăn 1 lần vào buổi sáng.

* Chữa mụn nhọt sưng đau: Thài lài tía 30g, lá sống đời 25g. Hai vị này rửa sạch giã nhỏ, sau cho 250ml nước sôi để nguội khuấy đều, lọc lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau. Ngày uống 2 lần, uống liền 2 - 3 ngày.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm