| Hotline: 0983.970.780

Nghiên cứu mới tác dụng của gừng

Thứ Năm 27/05/2010 , 10:35 (GMT+7)

1. Giảm nôn ở bệnh nhân điều trị hóa trị liệu

Theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia ở ĐH y khoa Rochester (Mỹ) thì những người mắc bệnh ung thư sau khi đã qua điều trị hóa trị liệu nếu dùng các dược phẩm chiết xuất từ củ gừng hoặc ăn gừng trực tiếp, kết hợp với thuốc chống nôn tiêu chuẩn có thể làm giảm được rủi ro gây nôn tới 40%. Hiện tượng nôn ói là phản ứng phụ ở người sau khi điều trị hóa trị liệu, nếu nặng có thể tăng tới 70%. Hiện tượng nôn không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân của hiện tượng này đến nay khoa học vẫn chưa hiểu hết nên hiệu quả điều trị còn thấp. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu dài kỳ ở 644 bệnh nhân ung thư đã qua ít nhất 3 lần hóa trị liệu, được chia thành 4 nhóm, nhóm nhận 0,5 gam gừng, nhóm 1 gam và nhóm 1,5 gam cùng với các thuốc chống nôn khác và nhóm đối chứng. Những người này được dùng gừng 3 ngày trước và sau khi hóa trị liệu. Kết quả, nhóm dùng gừng thấp nhất giảm được tới 40% rủi ro nôn so với những người sử dụng liệu pháp vờ (placebo). Tác dụng của gừng là do nó được cơ thể hấp thụ duy trì các hoạt động của dạ dày và giúp giảm đau cho dạ dày.

2. Gừng có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ số ra mới đây đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dùng nước chiết xuất từ gừng để chữa bệnh tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn Escherichia Coli (E.coli) gây ra.

Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao.

3. Ăn gừng hàng ngày giảm được 25% đau cơ bắp

Đó là thông tin mới nhất công bố trên Tạp chí Đau (JOP) của Mỹ số ra trung tuần tháng 5/2010, nó được dựa vào nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Georgia (Mỹ). Theo nghiên cứu trên thì không phải đến bây giờ mà gừng đã được con người sử dụng nhiều thế kỷ qua để chữa cảm lạnh và bệnh dạ dày, giờ đây người ta lại phát hiện thấy tác dụng làm giảm đau cơ bắp. Để khẳng định, các nhà khoa học đã chọn hai nhóm người tình nguyện, một gồm 34 người dùng 2 gam gừng tươi và nhóm kia dùng giả dược để đối chứng trong thời gian liên tục 11 ngày. Đến ngày thứ 8 cả hai nhóm cùng thực hành bài tập cơ bắp. Kết quả nhóm dùng gừng đã giảm tới 25% rủi ro đau cơ so với nhóm đối chứng. Với kết quả trên cho thấy việc dùng gừng thường xuyên hàng ngày có tác dụng tích cực cho sức khỏe, đặc biệt là cơ bắp giống như việc ăn tỏi.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm