| Hotline: 0983.970.780

NPK + Đất hiếm, bước đột phá

Thứ Ba 30/09/2014 , 14:26 (GMT+7)

Hiện rất ít người biết đất hiếm là gì nên càng không biết đến phân bón đất hiếm, khiến đất trồng ngày một thiếu các vi lượng đất hiếm. 

Ngành phân bón những năm gần đây chứng kiến sự "lên ngôi" của các nguyên tố trung, vi lượng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh, phốt pho, kẽm, đồng… Nhưng phần lớn các DN mới chỉ tự tin công bố các thành phần trung lượng nên việc Cty CP Nông nghiệp Thành Đô cho ra đời sản phẩm NPK + Đất hiếm Doanh Nông với một loạt các chất vi lượng được coi là bước đột phá mới.

Theo các tài liệu khoa học, đất hiếm là tên gọi thông thường của các oxit trong nhóm IIIB trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, cụ thể gồm 17 nguyên tố như scandi, ytri, lanta và dãy lantanoit, trong đó những nguyên tố vi lượng chính phối trộn với phân bón NPK là Y2O2/La2CO2/C2O2…

Theo TS Nguyễn Bá Tiến, Viện Công nghệ xạ hiếm, thực ra quá trình sinh trưởng bản thân cây trồng đã hấp thu đất hiếm từ đất, nhưng quá trình thâm canh hiện nay người nông dân vẫn bón chủ yếu là phân vô cơ đa lượng (NPK) và một số nguyên tố trung lượng khác.

Hiện rất ít người biết đất hiếm là gì nên càng không biết đến phân bón đất hiếm, khiến đất trồng ngày một thiếu các vi lượng đất hiếm. Chính vì vậy, cần phải SX phân bón đất hiếm để trả lại đất các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng.

Trên thế giới, phân bón đất hiếm được nghiên cứu từ năm 1930 và đi đầu trong việc nghiên cứu là Trung Quốc. Năm năm 1972, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng phân bón đất hiếm trong nông nghiệp thông qua việc kết hợp gần 60 viện, trường và hàng nghìn cán bộ khoa học.

Đến năm 1997, Trung Quốc đã có 160 nhà máy, SX 5 triệu tấn phân bón chứa đất hiếm/năm, sử dụng bón cho trên 6,68 triệu ha cây trồng, năng suất cây trồng tăng 10 - 20%.

Tại Việt Nam, một số viện cũng đã có nghiên cứu về phân bón vi lượng đất hiếm, nhưng các nghiên cứu này còn rời rạc, không có sự phối hợp, liên kết. Vì vậy, dù đã thu được một số kết quả tốt nhưng chưa phát triển ra diện rộng và sản phẩm trên thị trường phân bón Việt Nam gần như chưa có.

Một số kết quả khảo nghiệm tại Việt Nam cho thấy, phân bón hỗn hợp NPK có chứa đất hiếm giúp cây trồng phát triển mạnh bộ rễ, nâng cao hàm lượng diệp lục và quang hợp, cải thiện qúa trình trao đổi chất, thu nạp dưỡng chất, thân lá phát triển nhanh, đẻ nhánh nhiều, hạn chế sâu bệnh nên tiết kiệm thuốc BVTV, qua đó giữ gìn môi trường.

Bên cạnh đó, nguyên tố vi lượng đất hiếm còn giúp tăng khả năng tơi xốp đất, tích tụ làm giàu khoáng chất, kích thích khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây, tăng năng suất cây trồng từ 15 - 50% tùy từng loại cây và vùng miền.

Là một trong những nhà khoa học đi đầu trong việc ứng dụng các nguyên tố vi lượng đất hiếm vào SX nông nghiệp, TS Nguyến Bá Tiến đã thực hiện 1 đề tài cấp cơ sở, 2 đề tài cấp Bộ và 1 dự án SX cấp Bộ về đất hiếm từ năm 1997 đến nay và cho ra đời 4 sản phẩm phân bón đất hiếm được Bộ NN-PTNT cấp phép và đưa vào danh mục được phép SX và lưu hành tại Việt Nam.


TS Nguyễn Bá Tiến giới thiệu công dụng sản phẩm phân bón NPK có chứa đất hiếm

Phó GĐ Sở NN-PTNT Hà Nam, bà Nguyễn Thị Vang nhấn mạnh: Kết quả đạt được rõ nét thông qua liên kết 4 nhà tại HTXNN Yên Bắc là tiền đề quan trọng đưa những sản phẩm phân bón mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao như NPK + Đất hiếm vào SX nông nghiệp.
Qua đây, người nông dân có điều kiện hiểu thêm về đất hiếm và ngành nông nghiệp Hà Nam có thêm lựa chọn để khuyến cao người dân tại các vùng khác sử dụng sản phẩm phân NPK có chứa đất hiếm như của Cty CP Nông nghiệp Thành Đô.

Hưởng ứng lời kêu gọi của ngành nông nghiệp về liên kết 4 nhà, năm 2013, Cty CP Nông nghiệp Thành Đô đã nối tiếp kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Bá Tiến trong nhiệm vụ đưa sản phẩm phân bón có chứa đất hiếm từ quy mô phòng thí nghiệm ra thị trường, qua đó góp phần giúp người nông dân có điều kiện tiếp cận sản phẩm phân bón mới có chưa đựng nhiều tiến bộ khoa học.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Hương Giang, Tổng GĐ Cty CP Nông nghiệp Thành Đô cho biết, Cty đã phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu, khảo nghiệm và cho ra đời 14 sản phẩm phân bón NPK + Đất hiếm Doanh Nông, phù hợp cho nhiều loại cây trồng, đồng đất khác nhau.

Cụ thể, phân bón Doanh Nông chất lượng cao cho cây lúa gồm: NPK + Đất hiếm 5-10-3, 6-9-3, 13-13-13, 12-12-12, 12-5-10, 15-15-15, 18-6-6 và NPK + Đất hiếm 16-16-8. Các sản phẩm phân bón Doanh Nông dành cho cây ngô, chè, hoa màu có NPK + Đất hiếm 8-2-8, 6-8-4, 693, 10-5-5, 10-6-4,18-6-6.

Thực tế, kết quả mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK + Đất hiếm Doanh Nông vụ mùa 2014 tại HTXNN Yên Bắc, huyện Duy Tiên do Cty CP Nông nghiệp Thành Đô kết hợp Sở NN-PTNT Hà Nam tổ chức vừa qua cho thấy, giống lúa Hoa Khôi 4 được bón NPK + Đất hiếm so với lô đối chứng có dạng hình khỏe, đẻ nhánh nhanh, bộ lá xanh màu lá gừng, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ tốt hơn, đặc biệt là bệnh khô vằn, qua đó giúp năng suất cao hơn đối chứng 11,5%.

Tổng kết lại mô hình, Chủ nhiệm HTXNN Yên Bắc, Bùi Văn Nguyên chia sẻ, sử dụng phân bón NPK + Đất hiếm Doanh Nông đem lại lãi thuần cho nông dân là trên 528 nghìn đồng, cao hơn đối chứng 125 nghìn đồng/sào, tương đương gần 3,5 triệu/ha.

Lãnh đạo HTXNN Yên Bắc mạnh dạn kiến nghị, Sở NN-PTNT Hà Nam tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương khác trong tỉnh ứng dụng sản phẩm NPK + Đất hiếm vào SX nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm