| Hotline: 0983.970.780

NPK-S Lâm Thao cho quê lúa Thái Bình

Thứ Tư 22/10/2014 , 09:00 (GMT+7)

Trên nền phân bón NPK-S Lâm Thao cây lúa có sức chống chịu sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng khá hơn, đặc biệt là bệnh đạo ôn và rầy.

Trong những năm qua, thực hiện liên kết "4 nhà" (Nhà nước, nhà khoa học, nhà DN, nhà nông) và đặc biệt là thực hiện Kết luận 61 và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân toàn quốc lần thứ VI, các cấp Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, Cty, trạm, trại tập trung làm tốt dịch vụ hỗ trợ nông dân SX.

Để đánh giá tác động của phân bón NPK Lâm Thao đối với lúa trên vùng sinh thái khác nhau tại Thái Bình, đồng thời chủ động nguồn phân bón có chất lượng cung ứng cho nông dân, từ năm 2013 - 2014, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình phối hợp với Cty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao tiến hành xây dựng mô hình trình diễn phân bón chuyên dụng nhằm đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phân bón NPK-S*M1 5:10:3-8 bón lót và NPK-S*M1 12:5:10-14 bón thúc trên lúa tại 12 điểm thuộc 4 huyện, gồm: Xã Đông Cường, xã Đông Động, Đông Phong, Đông Lĩnh (huyện Đông Hưng), xã Vũ Hòa, Bình Minh, Nam Cao, Quang Hưng (huyện Kiến Xương); xã Đông Hoàng, Đông Trung (huyện Tiền Hải); xã Song An, Nguyên Xá (huyện Vũ Thư).

Công thức bón như sau:

Bón lót: Phân chuồng 200 - 300 kg/sào; NPK-S*M1 5:10:3-8: 20 kg/sào;

Bón đẻ nhánh: NPK-S*M1 12:5:10-14 là 9 kg/sào;

Bón đón đòng: NPK-S*M1 12:5:10-14 là 8 kg/sào;

Bón đối chứng theo tập quán bón thông thường của địa phương.

Qua thực hiện các mô hình trình diễn đã đạt được kết quả cao, thể hiện:

- Ở giai đoạn mạ: Các giống trong mô hình và ngoài mô hình đều giống nhau, mạ khỏe, sức sinh trưởng tốt.

“Nhờ có mô hình cấy lúa sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín cho lúa vụ mùa năm nay gia đình tôi có được hiệu quả năng suất cao đỡ tốn chi phí thuốc BVTV”, đó là lời trao đổi mộc mạc của hội viên nông dân Bùi Thị Nhung, thôn Cổ Hội Tây, xã Đông Phong, huyện Đông Hưng tại hội nghị tổng kết mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín cho lúa mùa 2014.

- Giai đoạn lúa cấy: Các giống lúa ở mô hình đẻ nhánh sớm, tập trung, lá xanh đẹp, lúa trỗ nhanh, gọn; các giống đối chứng đẻ nhánh không tập trung, lá xanh đậm hơn, thời gian lúa trỗ dài hơn, nhiều bông hơn nhưng tỷ lệ bông có số hạt dưới 100 hạt nhiều hơn, tỷ lệ lép cao hơn, số hạt chắc ít hơn.

- Sâu bệnh: Các mô hình mức độ sâu bệnh đều nhiễm nhẹ hơn so với đối chứng, đặc biệt là rầy nâu.

- Về năng suất: Mô hình sử dụng phân bón NPK-S chuyên dụng Lâm Thao đều có các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tăng so với các ruộng sử dụng phân đơn. Mức nâng suất thực thu cuối cùng của các mô hình bón phân NPK-S chuyên dụng so với phân đơn là 20 - 25 kg thóc.

- Về chi phí: Chi phí cho SX của ruộng mô hình đều thấp hơn so với ruộng đối chứng, giá trị thu được tăng hơn trên 1 ha. Giảm công lao động (2 lần phun thuốc BVTV).

Theo dõi trên giống lúa tại 12 xã điểm thuộc 4 huyện nêu trên cho thấy trên nền phân bón NPK chuyên dụng của Lâm Thao, cây lúa phát triển cân đối, cứng, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn và tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn so với ruộng đối chứng. Số dảnh đẻ tối đa đếm được số bình quân tương đương ở cả nền dùng phân chuyên dụng và đối chứng, nhưng tỷ lệ hữu hiệu ở nền phân chuyên dùng NPK-S Lâm Thao cao hơn so với đối chứng.

Trên nền phân bón NPK-S Lâm Thao cây lúa có sức chống chịu sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng khá hơn, đặc biệt là bệnh đạo ôn và rầy.

Kết quả cho thấy: Mô hình sử dụng phân bón NPK-S chuyên dụng Lâm Thao đều có các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tăng so với các ruộng sử dụng phân đơn. Mức tăng năng suất thực thu cuối cùng của mô hình bón phân NPK chuyên dụng so với phân đơn là 20 - 25 kg thóc.

(Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Bình)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm