| Hotline: 0983.970.780

NPK Văn Điển cho cây cói Nga Sơn

Thứ Năm 10/04/2014 , 10:41 (GMT+7)

Cói là cây công nghiệp, lấy thân dệt chiếu, bện dây dệt thảm túi và nhiều mặt hàng mỹ nghệ. Cây cói thích hợp đất phù sa nước lợ chiều thủy sinh và bán thủy sinh. Thành phần cơ giới đất thịt pha sét trung tính hoặc hơi chua (pH từ 5,5-7) độ muối 0,2-0,4%.

Cói không chịu lạnh có chu kỳ sinh trưởng 1 năm bộ rễ thường mọc lan trên mặt đất để hút dinh dưỡng và hút đất, ôxy. Cây cói hàng năm có khả năng sinh trưởng và cho khối lượng chất khô từ 25-30 tấn/ha cho nên cần rất nhiều các chất dinh dưỡng.

Nhu cầu đạm (N):

Đạm là chất dinh dưỡng đa lượng cây cói cần nhiều nhất vào giai đoạn phát triển chiều cao cho đến thu hoạch, nếu cung cấp không đủ đạm thì cói còi cọc, chiều cao thấp, năng suất giảm sút, đạm thích hợp cho thâm canh cói vụ chiêm từ 300-350kgN/ha, cói mùa từ 200-250kgN/ha. Tuy nhiên nếu đầu tư quá nhiều đạm làm cho cây cói tích nước, mềm, yếu dễ đổ non, gẫy ngang thân, hiệu suất quang hợp kém, sâu bệnh bùng phát, giảm năng suất, chất lượng.

Nhu cầu lân (P2O5):

Cói cần nhiều lân nhất vào thời kỳ đầu mọc chồi đến khi vươn cao 40-50cm, vai trò của lân lúc này kích thích mọc rễ mới tăng sự phân hóa mầm chồi, lân thường được bón lót trước khi trồng cói mới và bón thúc thời kỳ phát mầm chồi. Các vùng đất trồng cói ở nước ta hiện nay đều ở những vùng chua mặn cho nên lân dễ tiêu rất nghèo, liều lượng lân thích hợp cho cây cói thâm canh (0,5 - 1 - 0,3 theo thứ tự P2O5, N, K2O) với liều lượng lân từ 100 – 150 P2O5/ha cho cói chiêm và 80 – 100 P2O5/ha cho cói mùa.

Nhu cầu kaly (K2O):

Kaly không cần nhiều như đạm và lân song đóng một vai trò rất quan trọng làm cho cây cói cứng, hạn chế đổ ngã khi cói tăng chiều cao, đồng thời có vai trò xúc tác sự vận chuyển các chất dinh dưỡng, tổng hợp chất khô, tổng hợp sợi liên kết tế bào trong thân cói, bón kaly cho cói làm giảm thiểu sâu bệnh gây hại, tăng sức chống chịu, nếu thiếu kaly cói dễ lốp, giảm sút năng suất, liều lượng kaly thích hợp cho cói vụ chiêm từ 30-50kg K2O/ha, cói vụ mùa từ 20 – 30kg K2O/ha.

Nhu cầu can xi (vôi):

Thực tế các vùng đất trồng cói hiện nay đều có độ chua cao (pH < 4,5) không phù hợp với sinh trưởng của cây cói, bón canxi sẽ trung hòa độ chua nâng cao độ pH trong đất làm cho môi trường cói sinh trưởng thích hợp hơn, canxi còn có tác dụng giúp cho vi sinh vật phát triển phân hủy nhanh những sản phẩm hữu cơ còn để lại sau vụ thu hoạch làm giảm ngộ độc đất, canxi thường được bón trước khi trồng mới và bón thúc khi mọc chồi, liều lượng từ 400-500kg/ha tùy theo điều kiện thổ nhưỡng.

Nhu cầu ma nhê (Mg):

Cói là cây cần ma nhê nhiều hơn cả kaly, do thân cói làm chức năng quang hợp nên lượng ma nhê cần thiết để tái tạo diệp lục trên thân, nếu thiếu ma nhê khả năng quang hợp kém, ngọn cói không nở, thân nhỏ mướt, vỏ thân mỏng, cói tỷ lệ hao cao khi phơi, thân giòn chất lượng kém.

Đất trồng cói hầu hết là đất bồi ven biển đã quai đê, nước thủy triều không được lấy thường xuyên nên lượng ma nhê trong đất thấp không đủ đáp ứng nhu cầu của cây cói mà trong quá trình canh tác hàng năm cây cói vẫn phải lấy đi chất này để sinh trưởng và không được bổ sung ma nhê thường xuyên. Qua nghiên cứu cho thấy lượng ma nhê thích hợp từ 50-70kg/ha.

Các chất trung vi lượng:

Lưu huỳnh, silic, kẽm, đồng, mô líp đen, cô ban tuy cói cần không nhiều nhưng cũng không thể thiếu được vì những chất dinh dưỡng này cần thiết tham gia tạo thành các men xúc tác cho quá trình tổng hợp chất khô đồng thời các tinh dầu thơm tăng chất lượng cho cây cói sau thu hoạch.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển - lý tưởng cho cây cói

Từ nhu cầu dinh dưỡng của cây cói Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp cùng các nhà nông học đưa ra thị trường các loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cói có hàm lượng dinh dưỡng tới 64 - 65% bao gồm các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng.

*NPK 10.10.5 (N = 10%; P = 10%; K = 5%; CaO = 16%; MgO = 8%; S = 1; SiO2 = 15% và các chất vi lượng Zn, B, Co, Fe, Cu… Tổng hàm lượng dinh dưỡng 65%).

*NPK 16.8.4 (N = 16%; P = 8%; K = 4%; CaO = 15%; MgO = 8%;  SiO2 = 13% và các chất vi lượng Zn, B, Co, Fe, Cu… Tổng hàm lượng dinh dưỡng 64%).

Cách sử dụng:

+ Đối với cói trồng mới: Sử dụng phân đa yếu tố NPK 10.10.5 bón lót trước khi đặt mống lượng bón từ 40-60kg/sào (500m2).

Khi cói cao 70-80cm bón thúc lần 1 từ 20-30kg/sào NPK 16.8.4. Bón thúc lần 2 sau bón thúc lần 1 từ 35-40 ngày lượng bón từ 30-35kg/sào NPK 16.8.4.

+ Đối với cói sản xuất:

- Vụ cói chiêm:

Thời kỳ

Loại phân và liều lượng bón kg/sào (500m2)

Cách bón

Đợt 1

(Cuối tháng 2 - Đầu tháng 3)

+ 25 – 30kg/sào NPK10.10.5

- Dọn sạch cỏ sau đó bón phân vào lúc thời tiết tạnh ráo, khi rải phân phải duy trì nước đệm trong ruộng.

- Tuyệt đối không bón phân khi ruộng cói khô

Đợt 2

Đầu tháng 4

+ 25-30kg/sào

NPK 16.8.4

Đợt 3

Đầu tháng 5

+ 20-25kg/sào

NPK 16.8.4

- Vụ cói mùa:

Đợt 1

Sau thu hoạch cói chiêm 20-25 ngày

+ 30-35kg/sào

NPK 10.10.5

- Dọn sạch cỏ dại, bổi cói sót lại, sau đó bón phân khi trời tạnh ráo và ruộng cói có nước đệm.

 

Đợt 2

Sau bón đợt 1

Từ 25-30 ngày

+ 30 – 35kg/sào

NPK 16.8.4

- Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp cân đối đủ lượng 3 chất dinh dưỡng NPK cùng các chất trung lượng can xi, ma nhê, si lic, lưu huỳnh và các chất vi lượng kẽm, bo, đồng, sắt…

Cây cói mọc nhiều chồi phát triển cân đối, thân mập, cây khỏe, cói có màu xanh sáng bóng hạn chế đổ ngã, giảm thiểu sâu bệnh, không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật năng suất cói tăng gấp 1,5 – 2 lần so với bón phân đơn, màu sắc cói đẹp, chất lượng tốt.

Hiệu quả phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây cói Nga Sơn

Nga Sơn có 1.800ha cói thuộc 8 xã ven biển, cói ở đây đã được trồng từ lâu có thương hiệu trong và ngoài nước, sản lượng hàng năm đạt khoảng 28.000 tấn. Tuy nhiên những năm gần đây năng suất chất lượng cói không ổn định, sâu bệnh gây hại phát triển nhiều làm cho cói giảm năng suất chất lượng nghiêm trọng, người trồng cói phải chi phí sản xuất cao, hiệu quả kinh tế thấp.

Một trong những nguyên nhân cơ bản là việc sử dụng phân bón chưa hợp lý, nông dân còn thiếu kiến thức về sử dụng phân bón do chưa được tập huấn nâng cao về kỹ thuật, bà con nông dân quen dùng phân đơn mà chủ yếu là phân đạm bón với khối lượng lớn và bón 7-8 lần trong một vụ cói làm cho cói thừa đạm mất cân đối dinh dưỡng, cây yếu, thân nhỏ mướt, tỷ lệ cói gẫy ngang thân cao, cói không đồng đều, sâu bệnh bùng phát dẫn tới sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, năng suất chất lượng cói giảm sút nghiêm trọng. 

Từ kết quả 6 điểm thực nghiệm bón phân Văn Điển ở 6 xã đã lan truyền đến hộ nông dân trồng cói trong huyện Nga Sơn bà con nông dân ở các xã Nga Thái, Nga Tiến, Nga Điền, Nga Tân… đã chuyển từ sử dụng phân đơn sang dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây cói mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vụ cói mùa năm 2011 và vụ cói chiêm 2012 hội nông dân huyện phối hợp với Công ty CP Phân bón Văn Điển thực nghiệm bón phân đa yếu tố NPK 10.10.5 và NPK 16.8.4 chuyên dùng cho cây cói tại 6 xã: Nga Thanh, Nga Tiến, Nga Thủy, Nga Liên và Nga Tân mỗi xã một điểm thực nghiệm có diện tích 0,5ha đối chứng là bón phân đơn (đạm urê).

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có đầy đủ 13 chất dinh dưỡng cho cây cói trong đó có 3 chất đa lượng: đạm, lân, kaly. Các chất trung lượng: can xi, ma nhê, lưu huynh, si lic. Các chất vi lượng: kẽm, bo, sắt, đồng, cô ban. Hầu hết các chất dinh dưỡng trong phân bón Văn Điển đều không bị rửa trôi  mà tan từ từ theo nhu cầu hấp thụ của cây cói.

Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển là cùng một lúc cung cấp cho cây cói đầy đủ các chất dinh dưỡng, cây cói đủ ăn, tốt đều, tốt chắc. Ông Nguyễn Văn Việt tổ trưởng xóm 4 xã Nga Liên nhận xét: “Xã Nga Liên ngoài mô hình trình diễn 0,5ha bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển bà con nông dân còn tiếp nhận gần 60 tấn phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho cây cói.

 Toàn bộ diện tích cói của Nga Liên được bón phân Văn Điển có màu xanh sáng bóng ngọn đều, không so le, ngọn nở, chiều cao cói dài hơn hẳn các ruộng bón phân đơn và đặc biệt rất ít sâu bệnh cho đến thời kỳ gân thu hoạch mà tỷ lệ cói đổ ngã thấp. Tôi thấy đây là loại phân bón tốt cho cây cói mà từ trước cho tới nay chưa có ở xã Nga Liên”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm