| Hotline: 0983.970.780

NSƯT Thu Huyền: Nhạc thiếu nhi yếu, kém màu sắc…

Thứ Ba 28/06/2011 , 11:42 (GMT+7)

Sau khi bài viết Tài năng nhí không hát nhạc nhí được đăng tải, chúng tôi đã nhận được ý kiến độc giả nhiều chiều về vấn đề này...

Sau khi bài viết Tài năng nhí không hát nhạc nhí được đăng tải, chúng tôi đã nhận được ý kiến độc giả nhiều chiều về vấn đề này: phản đối, hồ nghi, tìm hướng khắc phục, học hỏi nước ngoài và nhiều ý kiến rất tâm huyết với vấn đề này… 

>> Tài năng nhí không hát nhạc nhí

NNVN đã cuộc trao đổi với NSƯT Thu Huyền, diễn viên của Nhà hát Chèo Hà Nội. Chị là vợ của ca sĩ Tấn Minh, đồng thời là mẹ của 2 con: Minh Nam (6 tuổi) và Minh Khôi (1 tuổi). Chị khẳng định: “Con tôi thích nghe nhạc thiếu nhi nước ngoài hơn nhạc thiếu nhi Việt Nam”. 

Chị Huyền này, ở nhà, chắc Minh Khôi chưa nhận thức được nhiều âm nhạc nhưng Minh Nam chắc phải mê nhạc lắm, bố mẹ là ca sĩ mà? 

Minh Khôi cũng biết nghe nhạc rồi nhưng chưa có định hướng rõ rệt. Còn Minh Nam thì khỏi nói, nghe và hát líu lo suốt ngày. Con tôi mà lớn tầm 8 tuổi, thích âm nhạc thì chắc tôi cũng sẵn sàng bỏ tiền ra làm cho con 1 đĩa nhạc. 

Con của chị thường nghe nhạc gì? 

Tuổi đó, tôi chỉ cho con nghe nhạc thiếu nhi. Tập trung vào các băng đĩa thiếu nhi và ca sĩ nước ngoài thể hiện. Những bài dân ca nước ngoài có tiết tấu nhanh, phối bè hay và sân khấu cho thiếu nhi nhưng họ làm hoành tráng lắm, chả khác các chương trình dành cho người lớn là mấy. 

Thế con chị có nghe chèo và Album của anh Tấn Minh? 

Mấy bài dân ca của tôi thì con có nghe, nhưng những bài đó đều có tiết tấu đơn giản thôi, chèo thì có mấy bài hát đuổi. Tít anh (tên thân mật của Minh Nam ở nhà) không nghe được nhạc của anh Tấn Minh, nhạc anh ấy thuộc dạng trữ tình, tiết tấu khó nghe, có vài bài lại thuộc dạng bán cổ điển, trẻ con nghe sao được. Tít anh có nói: “Nghe nhạc của bố, con buồn ngủ lắm”. 

Còn nhạc của Đàm Vĩnh Hưng, Bảo Thy, Quang Vinh… và nhạc Hàn Quốc?

Ở nhà, tôi không cho con nghe, chỉ đơn giản phù hợp hay không với độ tuổi mà thôi. Tuy vậy, anh thừa biết, ra đường thì Tít anh có được nghe hay không thì tôi chịu vì nhạc của những ca sĩ này được mở rất nhiều nơi. 

Những bài hát thiếu nhi Việt Nam nào con chị hay hát? 

Cũng có nhưng ít bài lắm như: Cho con, Ba thương con, Gà mà không gáy… Con tôi thích những bài thiếu nhi nước ngoài hơn. Mà cũng đúng thôi, tôi đi vào các cửa hàng bán đĩa nhạc. Nhạc thiếu nhi của mình hay nhưng đưa vào đĩa thì cẩu thả vô cùng, từ cái tên bài hát in trên bìa đĩa còn sai chính tả, hòa âm - phối khí thì hời hợt, ca sĩ nhí hát thì đuối, không tự nhiên. Vì vậy, tôi không bao giờ mua những sản phẩm đó cho con tôi nghe cả.  

Gần đây, tôi thấy chương trình Đồ Rê Mí của VTV có vẻ ổn, cái được nhất chính là tạo sân chơi đủ hấp dẫn cho thiếu nhi, cái cầu kì mà tôi thích là chịu khó đầu tư làm mới ca khúc, thế mới hút được khán giả nhí chứ.  

Chị nghĩ thế nào về việc định hướng thẩm mỹ âm nhạc cho trẻ em? 

Quan trọng lắm chứ, đừng nghĩ trẻ con nó không biết gì. Thời buổi giờ mà nghĩ trẻ con cứ đơn giản là không ổn rồi. Nếu một em bé mà được định hướng tốt về âm nhạc thì lớn lên, dù theo nghiệp hát hay không, nó cũng sẽ có “phông” nền văn hóa tốt, tổng hòa được nhiều lĩnh vực khác và có ích cho xã hội. Anh thấy đấy, nhạc thiếu nhi mình yếu, kém màu sắc, không nhiều trò… như nhạc người lớn, thì rõ ràng, có em bé hát nhạc của Khánh Phương hay “Dốc hết tình này ta trả nợ đời…” cũng có gì đáng ngạc nhiên đâu. 

Nếu một ngày tôi nghe con tôi có lỡ nghêu ngao nhạc não tình, chắc tôi cũng không giận được mà chỉ giảng giải, định hướng lại cho con thôi.

Giảng viên Khoa sư phạm Âm nhạc, ĐH Sư phạm Hà Nội Nguyễn Thị Hải: Quan trọng là quảng bá, phối khí và dàn dựng 

Ngoài yếu tố âm nhạc hay, lời ca đẹp, thì một yếu tố quan trọng để một ca khúc đến với trái tim tuổi thơ là quảng bá ca khúc, phối khí, dàn dựng. Muốn ca khúc đến được với đông đảo học sinh, được các em lựa chọn trong các chương trình văn nghệ thì ca khúc đó phải được đầu tư về âm nhạc, có nhạc nền sẵn và hay. Trong khi cái khó nhất của các thầy cô dạy âm nhạc trong các trường tiểu học và THCS là làm nhạc đệm cho các bài hát. Chính vì thiếu nhạc nền hay mà nhiều ca khúc có chất lượng tốt vẫn chưa được khai thác, phổ biến. 

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên: Không thu được nhiều lợi nhuận nên bỏ qua

Ngày xưa, thời chúng tôi quảng bá nhạc thiếu nhi, nói thật, dù ít tiền nhưng những DVD nhạc cho thiếu nhi được dàn dựng khá bắt mắt, tạo sự ham thích cho khán giả nhí. Nhưng thời gian gần đây, lĩnh vực nhạc thiếu nhi gần như bị bỏ ngỏ, các nhà sản xuất không còn tập trung cho thị phần này như trước nữa. Khi không có chương trình, nhà sản xuất không đặt hàng, nhạc sĩ cũng không còn động lực sáng tác. Chắc có lẽ, các nhà sản xuất không thu được nhiều lợi nhuận nên… bỏ qua.

Đó chính là lý do thị trường âm nhạc Việt Nam không có những nhạc sĩ chuyên sáng tác ca khúc thiếu nhi như nhiều nước khác. Còn trong các hội diễn, thiếu nhi đa phần được người lớn chọn hát lại những ca khúc cũ trong khi ca khúc mới vẫn được giới thiệu nhưng không có người chọn hát. Từ đó, thị trường ca khúc thiếu nhi càng trở nên tẻ nhạt và lặng lẽ.

Ca sĩ Hoàng Nghiệp: Sợ các cháu hát lại “thảm họa âm nhạc”

Tôi thấy, những bé Cung hát Mưa thủy tinh hay bé Vũ hát My heart will go on, có những yếu tố để xem xét và bỏ qua khía cạnh bài hát đó có phù hợp với độ tuổi hay không. Bởi lẽ, bé Cung có hoàn cảnh khá thương tâm, còn bé Vũ là trau dồi tiếng Anh, bên cạnh đó, các bé chỉ hồn nhiên và ngây thơ thể hiện.

Tôi chỉ sợ một điều, các “thảm họa âm nhạc” ngày càng nhiều, hơn nữa, những bài hát này đang được phát nhan nhản nhiều nơi công cộng. Các cháu chưa có ý thức và định hướng rõ ràng, lai nghêu ngao các “thảm họa âm nhạc” này, thì đó thực sự là điều tồi tệ.

Chuyện ca sĩ nhí không hát nhạc nhí là chuyện nói đi nói lại mãi rồi, nhưng nói mãi mà vẫn chưa hết chuyện. Cũng chỉ là mong thôi, các nhà sản xuất và cơ quan chức năng quan tâm hơn đến thị trường này.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm