| Hotline: 0983.970.780

Nữ cán bộ mặt trận “lừa đảo”

Thứ Ba 31/03/2015 , 09:05 (GMT+7)

Viện KSND tỉnh Hậu Giang có cáo trạng truy tố bà Trần Thị Kim Tỵ tội lừa đảo chiếm đoạt hơn 17 tỷ đồng của nhiều phụ nữ. 

Con đường nào dẫn nữ cán bộ UBMTTQ thành phố Vị Thanh đối diện bản án có khung hình phạt tới chung thân?

Cách nay 7 năm, bà Trần Thị Kim Tỵ làm Chủ tịch Hội Phụ nữ phường 7 (thành phố Vị Thanh, Hậu Giang) thành lập tổ vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để “giúp chị em phát triển kinh tế gia đình”. Rồi bà chuyển lên làm cán bộ mặt trận thành phố Vị Thanh.

Nay bà khai: hồi đó bà đã lừa đảo và cho vay nặng lãi. Bà tường trình, khi trong tổ có người không trả được vốn vay của ngân hàng, bà vay bên ngoài với lãi suất cao để cho người đó vay lại, trả ngân hàng.

Vay bên ngoài lãi suất một tháng 15%, bà cho chị em đang gặp khó khăn vay lại 18%, hưởng 3%. Cũng vì hưởng lợi dễ dàng nên phạm vi cho vay không ngừng mở rộng.

Tuy nhiên, cho phụ nữ nghèo vay lãi cắt cổ càng đẩy họ vào nợ nần không trả được. Từ đó, bà vay của người này để đóng lãi và trả nợ cho người khác. Theo kết luận điều tra, bà còn làm giả 9 sổ giao dịch tiền gửi tiết kiệm để lừa chị em phụ nữ.

Trong những người cho bà Tỵ vay tiền lãi suất cao, có cả Chủ tịch Hội Phụ nữ phường 4 (thành phố Vị Thanh) Trương Ánh Nguyệt, vợ một quan chức địa phương.

Theo tường trình của bà Tỵ, năm 2008, bà bắt đầu vay của bà Nguyệt và số tiền tăng nhanh qua từng năm, chỉ riêng năm 2013 vay 35 lần tổng cộng hơn 28 tỷ đồng. Cứ một tuần, hai bà gặp nhau hai lần để tính lãi, số tiền lãi được trả hoặc gộp vào vốn.

Bà Nguyệt khai với điều tra viên, tiền cho bà Tỵ vay, bà cũng vay của nhiều chị em khác. Như thế, hai bà chủ tịch hội phụ nữ phường này là hai trùm cho vay nặng lãi.

Khi vụ án khởi tố, nhiều người mất tiền mới tá hoả “vì tin tưởng cán bộ phụ nữ”. Bà Nguyễn Thị Xuân Đào cho bà Tỵ vay hơn 15 tỷ đồng, nay bị chiếm đoạt hơn 11 tỷ, nói: “Tôi nghĩ bà Tỵ và bà Nguyệt là cán bộ có uy tín”.

Còn bà Trịnh Bích Liên bị chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng, cũng giải thích: “Do thấy bà Tỵ là chỗ quen biết với bà Nguyệt nên mới tin tưởng cho bà Tỵ vay tiền”.

Tổng cộng, bà Tỵ chiếm đoạt của 6 phụ nữ hơn 17 tỷ đồng. Còn số tiền lớn bà Tỵ vay của bà Nguyệt, theo cáo trạng “hai bên tự thỏa thuận giải quyết xong trước khi khởi tố vụ án, vì vậy không xem xét giải quyết trong vụ án này”.

Kết luận điều tra cho biết, nhiều khoản tiền chiếm đoạt của các phụ nữ, được bà Tỵ dùng trả lãi cho bà Nguyệt. Những phụ nữ bị mất tiền kiến nghị, hành vi lừa đảo của bà Tỵ có liên quan đến bà Nguyệt nên cần xem xét toàn diện vụ án để thu hồi tiền phạm tội.

Tuy nhiên, theo cáo trạng thì lời khai của bà Tỵ và bà Nguyệt “khẳng định là không có liên quan, vì vậy không có cơ sở xem xét, giải quyết” và cũng không xem xét hành vi cho vay nặng lãi.

Cáo trạng đề nghị TAND tỉnh Hậu Giang xét xử bà Trần Thị Kim Tỵ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo các điều khoản của Bộ luật Hình sự có khung hình phạt đến tù chung thân.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm