| Hotline: 0983.970.780

“Nữ hoàng quả khô” về Thủ đô

Thứ Hai 26/01/2015 , 06:15 (GMT+7)

Ngày 24/1, lần đầu tiên những sản phẩm chế biến từ quả mắc ca (được mệnh danh là “nữ hoàng quả khô”) được tôn vinh tại một lễ hội lớn mang tên “Festival Macadamia 2015” ở giữa lòng Thủ đô./ Festival mắc ca lần đầu tại Việt Nam

Nói về chuyện mở rộng diện tích trồng mắc ca, GS Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng (Bộ NN-PTNT) lưu ý: “Nông dân “chuộng” cây mắc ca là tín hiệu tốt, nhưng cần phải có cái đầu tỉnh táo”.

Ngày 24/1, lần đầu tiên những sản phẩm chế biến từ quả mắc ca (được mệnh danh là “nữ hoàng quả khô”) được tôn vinh tại một lễ hội lớn mang tên “Festival Macadamia 2015” ở giữa lòng Thủ đô, do Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây và Cty CP Thương mại, Đầu tư và Phát triển công nghệ quốc tế (IDT International) phối hợp tổ chức. Sự hiếu kỳ đã thu hút hơn 2.000 người tham dự.

Trong khuôn khổ sự kiện, những người quan tâm đến cây mắc ca cũng được dịp thảo luận sôi nổi tại diễn đàn “Mắc ca Việt Nam – Tiềm năng phát triển và cơ hội”.

Doanh nghiệp phải là nòng cốt

Ông Trần Xuân Cừ, Phó Trưởng ban phụ trách BCĐ Tây Bắc khẳng định: Với tiềm năng khoảng 120.000 ha thích hợp trồng cây mắc ca (chi phí trung bình cho 1 ha là 50 - 75 triệu đồng/ha), sau 4 năm trồng đã cho sản phẩm từ 2,5 - 3 tấn/ha, đạt giá trị khoảng 200 - 250 triệu đồng/ha).

So với cây cao su và các cây lâm, nông nghiệp khác đã và đang triển khai ở vùng Tây Bắc, cây mắc ca có ưu thế vượt trội và lợi ích cao hơn rất nhiều lần. Từ cây mắc ca cũng có thể phát triển thành một ngành kinh tế kết hợp giữa lâm, nông, công nghiệp.

Tuy nhiên, ông Cừ cũng lưu ý: Mắc ca là một sản phẩm cao cấp, do đó khâu chế biến cần phải được đầu tư cẩn thận và bài bản. Ở Việt Nam, đã có DN thành công khi hướng mũi nhọn đầu tư vào cây mắc ca.

Cty IDT là ví dụ điển hình. Họ không chỉ chế biến mà đã đầu tư phát triển thương hiệu mắc ca DELIX chuyên nghiệp và có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm cao cấp từ các nước có lịch sử phát triển mắc ca trước nước ta nhiều thập kỷ. Đó cũng là một hướng đi rất đáng để ghi nhận.

Muốn đồng bào trồng cây mắc ca trên vùng Tây Bắc, Tây Nguyên (hai vùng có điều kiện lý tưởng để trồng cây mắc ca) được chia sẻ giá trị gia tăng một cách bền vững, tránh cảnh được mùa, mất giá hoặc thu hoạch xong không biết bán cho ai thì cần phải có những cơ chế mới, liên kết chặt chẽ giữa người trồng với các nhà khoa học, nhà quản lý và DN, trong đó DN phải là nòng cốt.

Theo TS Nguyễn Trí Ngọc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây: "Mắc ca là cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao gấp đôi, gấp ba cây cà phê, cây điều. Tuy nhiên, diện tích trồng mắc ca hiện mới chỉ đạt 2.000 ha. Việt Nam đã quy hoạch 200.000 ha ở Tây Nguyên và 30.000 ha ở Tây Bắc.

Dự kiến đến năm 2025 đạt 200.000 tấn hạt và tạo ra giá trị thương mại hàng tỷ USD sau năm 2025. Thực tế canh tác cho thấy, một cây mắc ca có thể cho tới 70 kg quả, và với giá hiện khoảng 15 USD/kg hạt thì Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha, và có thể đạt kim ngạch khoảng 2 tỷ USD/năm. Cũng vì thế người ta gọi mắc ca là cây tỷ đô".

Phân tích về thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca, PGS.TS Phạm Đức Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây nhận định: "Do mắc ca có thể tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng và giá trị dinh dưỡng cao nên ngày càng có nhiều người sử dụng. Đến năm 2020 thị trường thế giới cần khoảng 220.000 tấn nhân (tương đương 65.000 tấn hạt).

Là người nghiên cứu về cây mắc ca trên thế giới, GS Hoàng Hòe, nhấn mạnh: “Chúng ta phát triển cây mắc ca là đúng và không nên chần chừ nữa” và. Và cần phải có Hiệp hội Phát triển cây mắc ca. Hiệp hội đó phải có quỹ để nghiên cứu như các quốc gia khác. Tôi tin tưởng trong 20 năm nữa, Việt Nam sẽ là một trong những nước phát triển mạnh về cây mắc ca”.

So với nguồn cung đến năm 2020 mới chỉ đáp ứng được khoảng 25 - 30% lượng cầu. Từ đó cho thấy rằng, nhu cầu của sản phẩm mắc ca là rất lớn. Nếu chúng ta quy hoạch hoạch, lựa chọn vùng SX tốt thì hoàn toàn có triển vọng".

Tăng tốc nhanh, “chân phanh” tốt

Theo PGS.TS Phạm Đức Tuấn, con đường phát triển cây mắc ca ở nước ta không chỉ có màu hồng. Nó luôn tiềm ẩn khó khăn và rủi ro. Vì đại đa số nông dân đang rất thiếu thông tin, kiến thức về loại cây mới này, cứ nghe thấy lãi cao là lao vào trồng, chẳng cần biết đó là giống gì? Nguồn gốc xuất xứ ra sao? Trồng mật độ bao nhiêu và chăm sóc thế nào?...

Do thị trường khan hiếm, một số DNSX giống đẩy giá lên rất cao. Họ bán 70.000 - 90.000 đồng/cây giống. Để giảm phụ thuộc vào nước ngoài, ông Tuấn khuyến cáo DN và nông dân nên tự SX giống, mặc dù khó nhưng vẫn có thể làm được bằng cách thuê tư vấn khoa học để làm.

Một vấn đề nữa cũng rất đáng bàn, đó là sau gần 100 năm phát triển, toàn thế giới chỉ trồng được 80.000 ha mắc ca. Vậy 10 năm nữa chúng ta có thể trồng được 100.000 ha hay không? Nếu công nghiệp chế biến không phát triển kịp so với sức SX thì Việt Nam rất dễ rơi vào bẫy của quốc gia cung cấp nguyên liệu thô. Bài học từ cây điều, cây cà phê đã cho ta thấy điều đó.

PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho rằng: "Để đưa mắc ca trở thành cây hàng hóa, ngay từ bây giờ, chúng ta phải xây dựng được một chiến lược phát triển cây mắc ca, bắt đầu từ việc quy hoạch các vùng SX. Bên cạnh đó, phải xác định rõ kênh thị trường của cây mắc ca Việt Nam.

“Chúng tôi đồng ý là thị trường thế giới đang rất cần những sản phẩm chế biến từ nguyên liệu mắc ca, nhưng kênh thị trường đích thực lại khá mơ hồ. Khi nào công nghiệp chế biến chưa phát triển thì cây mắc ca vẫn còn long đong”, ông Ngãi nói.

Rất tâm huyết nhưng cũng trăn trở với việc phát triển cây mắc ca, TS Hà Huy Thịnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và công nghệ sinh học (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) chia sẻ: "Để đưa “đoàn tàu” cây mắc ca tăng tốc nhanh và đảm bảo an toàn thì cần phải có “chân phanh” tốt. Dựa trên năng lực SX giống mắc ca và một vài số liệu nhập giống từ nước ngoài, tôi khẳng định 2/3 diện tích mắc ca ở Tây Nguyên được trồng bằng cây thực sinh kém hiệu quả, bởi một cây mắc ca đầu dòng chỉ cho khoảng 100 mắt ghép đạt tiêu chuẩn.

Với quá ít vườn cây đầu dòng, chúng ta không thể tạo ra nửa triệu cây giống ghép chất lượng để cung cấp cho 1.600 ha cho khu vực Tây Nguyên được. Nếu trồng bằng cây thực sinh (nhân giống bằng phương pháp gieo hạt), năng suất mắc ca chỉ bằng 1/5 so với cây ghép giống tốt. Do đó, về mặt lâm sinh, phải sử dụng đúng giống".

Một tín hiệu đáng mừng trong mối liên kết 4 nhà để phát triển cây mắc ca, theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng đó là: “DN chủ động tìm đến nhà khoa học và người nông dân để tạo ra vùng nguyên liệu. Chúng tôi từng tổ chức một hội thảo về cây mắc ca ở TP.HCM thu hút khoảng 500 chủ DN, ngay sau đó đã có hàng trăm người lên Tây Nguyên tìm thuê đất và đầu tư làm ngay. Đó là tín hiệu rất đáng mừng”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm