| Hotline: 0983.970.780

Nữ sinh hoảng loạn vì tin nhắn ép tình

Chủ Nhật 03/07/2011 , 19:38 (GMT+7)

Quá hoảng loạn vì hàng chục tin nhắn từ số điện thoại của một giảng viên với nội dung “ép tình”, D. đã làm đơn gửi cơ quan chức năng

Ông Trần Xuân Ninh (bìa trái) thừa nhận số điện thoại 01632139859 là của mình

Quá hoảng loạn vì hàng chục tin nhắn từ số điện thoại của một giảng viên với nội dung “ép tình”, D. đã làm đơn gửi cơ quan chức năng.

Từ tán tỉnh đến ép tình

Theo đơn tố cáo của C.T.D, sinh viên khoa Kinh tế- Quản trị Kinh doanh (Trường Đại học Tây Nguyên) gửi các cơ quan chức năng, sự việc bắt đầu từ khi em làm luận văn tốt nghiệp. Trong hai tháng đầu, giảng viên hướng dẫn gần như không hề quan tâm gì đến việc làm luận văn của cô. Đến khi “nước đến chân”, giảng viên hướng dẫn mới “ra tay” giúp đỡ. Trong đơn D. viết: “Cũng bắt đầu từ đây, thầy Ninh thường xuyên nhắn tin, gọi điện, hẹn gặp cháu tại quán cà phê với những lời lẽ gợi ý về việc cho thầy quan hệ tình dục để thầy giúp cho bài luận văn của cháu được suôn sẻ”.

Theo điều tra của chúng tôi, trong tháng 6, trung bình mỗi ngày D. nhận được từ 6-7 tin nhắn từ số máy 01632139859. Tất cả nội dung tin nhắn chỉ nhằm một mục đích được “gần gũi” với D. Thời gian đầu, người nhắn tin tỏ ra rất si tình với những lời lẽ như: “Th. muốn tình cảm lâu dài, em không muốn lên giường nghỉ thì thôi” hay “như nam nữ yêu nhau th. thích em mà”, “th. mong em sao em vô tư vậy…”. Những tin nhắn tiếp, kẻ nhắn tin đã “thẳng thắn” hơn “mình đi nhà nghỉ nha em”, “thi xong mình đi nha”. Khi D. cố tình trì hoãn bằng cách cho rằng mình rất sợ, kẻ nhắn tin trấn an: : “em cứ đi một lần rồi sẽ thấy yên tâm” “…đi xa một chút là được không ai nhìn thấy đâu”…

Và cuối cùng, khi thời hạn bảo vệ luận văn đến gần, kẻ nhắn tin “đánh bài ngửa”: “tôi không sửa nữa, cô tự làm”, “cô tưởng báo cáo của cô là xong chứ gì, tùy thái độ của cô”, “Cơ hội cuối đó, phải dứt khoát đó”. Cùng với đó là hàng loạt các tin nhắn hẹn gặp D. tại các nhà nghỉ. Ngày 22/6, nhận được tin nhắn cho “gia hạn” đến 7h ngày 23/6, D. buộc phải làm đơn kêu cứu. Số máy 01632139859 không thể liên lạc được.

Thủ phạm là ai?

Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết tin nhắn nói trên đều được thực hiện trong khoảng từ 22- 24 giờ. Trong buổi làm việc với chúng tôi chiều 1/7, ông Trần Xuân Ninh (52 tuổi)- Trưởng phòng tài vụ- Kế toán, kiêm giảng viên trường ĐH Tây Nguyên, người hướng dẫn luận văn cho D. đã thừa nhận số điện 01632139859 đã được ông sử dụng từ rất lâu. Về các tin nhắn nói trên, ông Ninh cho rằng có thể vợ ông muốn kiểm tra sinh viên. Ông Ninh cho biết, khả năng việc này là do người nhà mình làm “để tôi về hỏi người nhà xem sao?”- ông nói.

Được biết gia đình ông Ninh có tất cả 3 người. Con trai ông Ninh đã tốt nghiệp Đại học. Nhưng trong buổi làm việc với chúng tôi ông Ninh không đặt nghi vấn ở đứa con. Khả năng người ngoài lấy máy ông Ninh nhắn tin bị loại vì ông này khẳng định, hết giờ làm hành chính là ông về nhà chứ không la cà ở đâu. Thời gian 22- 24h hẳn cũng không có vị khách nào rảnh đến thăm ông Ninh để rồi nhắn tin “trộm” trong suốt 1 tháng. Vậy khả năng người đã nhắn tin chỉ có hoặc ông Ninh hoặc vợ, con ông.

Theo ông Ninh thì trong 3 sinh viên ông hướng dẫn thì D. yếu hơn cả. Vì thế ông đã giúp đỡ D. nhiều hơn, thậm chí khi luận văn bị hỏng ông còn hỗ trợ D. 500 ngàn đồng để làm lại. Các cuộc gặp với D. ở quán cà phê chỉ với mục đích duy nhất là giúp em hoàn thành tốt luận văn.

Tại buổi làm việc với chúng tôi, ông Ninh tỏ ra rất từ tốn nhưng lộ rõ là người nói dối. Chỉ cách nhau vài giây, ông này đã có 2 ý kiến cùng 1 vấn đề. Lúc đầu khẳng định chưa đọc đơn của D. nhưng lập tức lại thừa nhận: “có đọc lướt qua”; Vừa bảo vợ mình khẳng định với ông là: “tôi làm đấy” rồi lại bảo: “tôi chưa hỏi người nhà”…

Rõ ràng dù có hay không, thì tin đồn về việc giảng viên ép tình sinh viên cũng khiến nhà trường ảnh hưởng. Thế nhưng, ông Nguyễn Xuân Thao- Hiệu trưởng Đại học Tây Nguyên lại tỏ ra rất thờ ơ. Ông này cho biết đã nghe qua vụ việc, đã trao đổi với ông Ninh. Nhưng do chưa có ai báo cáo cụ thể sau khi ông đi công tác về. Hơn nữa, ông chưa nhận được đơn của sinh viên nên chưa có động thái gì. Ông Thao cũng cho rằng ông Ninh là một cán bộ tốt, một giảng viên mẫu mực.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm