| Hotline: 0983.970.780

Nữ sinh treo cổ tự vẫn vì… ‘dị ứng với WiFi'

Thứ Ba 01/12/2015 , 09:39 (GMT+7)

Jenny Fry (15 tuổi, sống tại Oxon, Mỹ) luôn tin rằng cô mắc một căn bệnh hiếm gặp dẫn đến tình trạng mẫn cảm với các loại sóng điện từ, trong đó có WiFi. 


Chân dung nữ sinh Jenny Fry

Tuy nhiên, các giáo viên ở trường hầu như đều không tin Jenny, khiến cô cảm thấy phẫn uất và quyết định tự tử.

Từ khoảng tháng 11/2012, cô gái Jenny Fry (15 tuổi) bắt đầu có những triệu chứng của căn bệnh EHS (electro-hypersensitivity – mẫn cảm với sóng điện từ).

Mẹ cô, bà Debra cho biết vào thời gian đó, Jenny và mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Sau khi tìm hiểu, bà Debra phát hiện ra rằng sóng WiFi có những tác hại cực kì nghiêm trọng đến sức khỏe và bà quyết định gỡ bỏ thiết bị phát WiFi tại nhà. Nhờ vậy, hai mẹ con cũng dần hồi phục.

Thế nhưng mỗi khi đến trường (nơi sóng WiFi được phủ rộng khắp), Jenny lại cảm thấy ốm yếu, đau đầu và gặp các vấn đề về việc tiểu tiện. Cô thường xuyên phải bỏ tiết và tìm đến nơi có sóng WiFi yếu nhất trong trường để làm bài tập. Vì việc đó mà Jenny thường xuyên bị phạt.


Ngôi trường Chipping Norton School - nơi Jenny theo học

Tuy nhiên, khi Jenny cố gắng giải thích về căn bệnh kì lạ của mình thì dường như không có giáo viên nào chịu lắng nghe cô. Họ đều cho rằng cô bé chỉ đang biện minh và bịa ra một chứng bệnh không có thật. Thậm chí, mẹ của Jenny cũng từng nhiều lần gặp và nói chuyện với các giáo viên nhưng không ai tin lời bà.

Tình trạng kéo dài đến ngày 11/6 vừa qua, gia đình Jenny choáng váng khi phát hiện cô bé đã treo cổ tự vẫn trên một cái cây ở gần nhà. Cảnh sát điều tra cho biết trước khi tự tử, Jenny đã nhắn tin cho một người bạn để nói về ý định của mình, thế nhưng người bạn này lại không cầm điện thoại vào thời điểm đó. Đến khi xác của Jenny được phát hiện thì đã quá muộn.

Kể từ sau cái chết của Jenny, cha mẹ cô bé đã hoạt động tích cực để kêu gọi loại bỏ các thiết bị phát WiFi ở vườn trẻ và trường học, đồng thời kêu gọi chính phủ nghiên cứu kĩ hơn căn bệnh EHS.


Kể từ khi Jenny qua đời, cha mẹ cô đã đấu tranh mạnh mẽ nhằm giúp cộng đồng hiểu được tác hại của sóng WiFi

Dù bản thân Jenny và gia đình đều tin rằng cô bé bị dị ứng với WiFi nhưng trên thực tế, trong hồ sơ bệnh án của Jenny không hề đề cập đến căn bệnh này, do đó cơ quan điều tra vẫn kết luận rằng không đủ bằng chứng để chứng minh Jenny mắc bệnh EHS.

(Theo Mirror/Tiền phong)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm