| Hotline: 0983.970.780

Nước không được chia: Đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương

Thứ Tư 10/09/2014 , 08:10 (GMT+7)

Ngày nhà trai rước dâu qua cầu Hiền Lương, nhiều người mừng vui, hạnh phúc mà không cầm được nước mắt. / Người gác đèn biển Cửa Tùng

Bởi đây là đám cưới đầu tiên của đôi uyên ương hai bên bờ Bắc - Nam vĩ tuyến 17 - sông Bến Hải được đưa dâu đi qua chiếc cầu lịch sử mà họ phải chờ đợi suốt hai mươi năm.

Cuộc tình lãng mạn

Người chồng là Hoàng Nghi ở làng Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), bờ Bắc sông Bến Hải, người vợ là Hoàng Thị Hoa ở làng Tam Hữu, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), bờ Nam sông Bến Hải. Bây giờ, ông bà tuổi gần bảy mươi.

Kỷ niệm ngày đất nước độc lập, ông lại nắm tay bà đi qua cầu Hiền Lương, bùi ngùi nhớ lại hình ảnh đám cưới của hai người. Hôm ấy, bà con nhà trai đứng thành hai hàng trên cầu Hiền Lương vỗ tay thay cho tiếng pháo đón dâu mừng hạnh phúc.

Ông nắm tay bà đi bộ qua cầu mà vẫn không tin được số phận sắp đặt cho hai người trở thành đôi uyên ương đầu tiên diễm phúc có đám cưới rước dâu qua cầu Hiền Lương.

Bởi vì, trước đó đất nước bị chia cắt ròng rã suốt 20 năm. Sông Bến Hải bên trong bên đục. Trách ai làm cho non nước chia đôi. Điệu hò xưa ấy đã đi vào ký ức của dân tộc Việt Nam với nỗi đau không bao giờ kể hết. Biết bao nhiêu đôi uyên ương phải chia lìa khi cách một con sông mà đó thương đây nhớ, chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa.

Năm 1972, trong một lần bà Hoa bí mật đưa quân ra miền Bắc dưỡng thương đã vô tình bị lạc vào làng Hiền Lương rồi gặp người du kích Hoàng Nghi. Ông Nghi đưa bà về khu nhà tạm bợ của đội du kích Hiền Lương, trọ lại một thời gian.

Nhắc lại chuyện tình lãng mạn của mình, ánh mắt ông Hoàng Nghi sáng lên, bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa chợt hiện về.

Ông nói lúc ấy ông cũng không nghĩ mình sẽ yêu bà Hoa, thấy bà đi lạc nên sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng khi bà Hoa trở về miền Nam thì lòng dạ ông Nghi lại bồn chồn, nhớ nhung. Có lẽ đến lúc ấy ông Nghi mới hiểu mình đã đem lòng yêu thương bà Hoa mất rồi. Ông đã bao giờ được yêu đâu nên đến khi biết thương thầm nhớ trộm bà Hoa, tâm trạng thật khó tả.

Họ yêu nhau khi đất nước còn chiến tranh, hai người lại ở hai bên Bắc - Nam nên không mấy lần được gặp nhau. Nhớ nhau, ông Nghi viết thư gửi bà Hoa. Trong 10 lá thư ông viết gửi bà chỉ nhận được 2 lá.

Cũng vì chiến tranh nên bà không sao tìm được cách hồi âm cho ông. Tình yêu đã hối thúc ông tìm vào Nam để gặp bà. Nhưng thời buổi ấy đi lại đâu có dễ dàng như bây giờ. Biết tin bà đang chiến đấu ở huyện Triệu Phong, lần thứ nhất ông đóng giả người đánh cá trên sông, chèo thuyền vào tìm nhưng lại không gặp được vì hôm ấy bà đang ở mặt trận, chưa về kịp.

13-22-50_ruoc-du-2
Vợ chồng ông Nghi, cha con anh Hữu và ông Quang, người dẫn chương trình đám cưới của ông Nghi

Không nản chí, vài tháng sau ông lại bí mật vào Triệu Phong tìm bà, có lẽ lần này số phận sắp đặt cho hai người được gặp nhau. Khi ấy bà tái xanh, gùi đạn nặng trên lưng, môi tím ngắt, mái tóc mềm đẫm ướt vì mưa mùa đông.

Thư dài đến 4 mặt giấy với nét chữ tròn to và rất dễ thương cho đến hôm nay ông vẫn còn nhớ như in từng chữ. Vui quá, ông mang thư của người yêu cho người bạn cùng hầm đọc để chia sẻ. Đến khi đó thì ông mới hiểu được bà đã nhận lời yêu ông và ông gọi đó là hạnh phúc.
Hai người mong muốn chiến tranh sớm kết thúc, cầu Hiền Lương không còn chia đôi nữa để họ được cưới nhau trong ngày vui đoàn tụ.

Ông run run tặng bà chiếc áo ấm màu đỏ, rồi bảo bà mặc vào cho đỡ rét. Chỉ có vậy thôi rồi hai người vội chia tay, không kịp hẹn nhau thêm một điều gì. Bà lại vào chiến trường, ông trở ra miền Bắc tiếp tục ôm súng giữ đất trời.

Hơn một nửa năm sau ông bất ngờ nhận được thư bà gửi ra từ miền Nam. Cầm thư trên tay ông vẫn không tin được mắt mình là thư của bà gửi.

Run run mở phong thư ông đọc từng chữ. Ông vẫn nhớ nhất câu đầu tiên bà viết: “Chiếc áo ấy em vẫn thường mặc mỗi lần ra trận”. Ông mừng và yên tâm vì biết đó là tín hiệu cho thấy bức thư này của bà viết.

Hạnh phúc nhân đôi

Rồi Hiệp định Paris được ký kết tháng 1/1973, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình tại Việt Nam. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải sập năm 1967, được kịp thời dựng lại vào đầu năm 1974.

Chính chiếc cầu này mang ý nghĩa như "Chiếc cầu thống nhất đất nước". Khi ấy người dân hai bên bờ Bắc - Nam qua lại với nhau hằng ngày ở cầu Hiền Lương nên hai người quyết định tổ chức lễ cưới ra mắt hai họ và bạn bè, đồng đội vào cuối năm 1974.

Bà Hoa xúc động nhớ lại vì hoàn cảnh gia đình, đất nước nên lúc đó nên hai người không làm lễ hỏi mà chỉ tổ chức một lễ cưới, đón dâu tại làng Hiền Lương.

Vượt gần 50 km đoàn rước dâu được bộ đội giúp đỡ bằng xe ô tô từ miền Nam ra đã về đến phía Nam chân cầu Hiền Lương. Ô tô dừng lại, nhà trai đón dâu đi bộ qua cầu để về làng Hiền Lương, theo sự sắp xếp của người dẫn chương trình lễ cưới lúc ấy là ông Đinh Như Quang, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã Vĩnh Thành.

Ông Quang nay vẫn nhớ như in những gì diễn ra hôm đó. Hội trường được làm vội bằng tranh và tre đủ đặt hai dãy bàn. Nói bàn cho oai vậy chứ thật ra anh em bà con nhặt thùng đạn dựng lên rồi lấy tre nứa đan thành tấm vuông làm mặt bàn.

Bên bức tường làm bằng tre có dán hình đôi bồ câu tung bay và câu khẩu hiệu như bắt buộc lúc bấy giờ: “Hạnh phúc non sông hạnh phúc nhà/ Thắm tình non nước thắm tình ta”. Quà cưới chỉ là thuốc lá và kẹo được mang từ Hà Nội vào.

Tiệc cưới đơn sơ nhưng hạnh phúc, có hơn 50 người đến chúc phúc. Trước đại diện hai bên cô dâu chú rể thề sống hạnh phúc bên nhau trọn đời, dù trai hay gái gì đứa con đầu lòng sẽ lấy tên quê vợ là Tam Hữu để đặt tên con.

Có lẽ, chưa có lễ cưới nào nhiều nước mắt đến vậy. Nước mắt của sự vui mừng khi hạnh phúc được nhân đôi, hạnh phúc của ông bà cũng là hạnh phúc ban đầu của ngày đất nước chấm dứt chiến tranh.

13-22-50_ruoc-du-3
Gia đình anh Hoàng Hữu và chị Thu Huệ

Giữ năm 1975, ông bà sinh được người con trai đầu tiên. Cuộc sống thường ngày của ông bà sau đó là làm ruộng, chăn nuôi, đánh cá trên sông Bến Hải để nuôi dưỡng 4 người con ăn học.

Vĩ thanh

Lịch sử như đã chọn gia đình ông Nghi làm chứng nhân hạnh phúc cho mỗi lần con sông Bến Hải có thêm chiếc cầu mới bắc qua. Hai mươi năm sau đó, vào năm 2004 lại có một cuộc trùng phùng nữa khi vợ chồng ông Nghi tổ chức đám cưới cho con trai của mình và rước dâu từ bờ Nam qua cầu Hiền Lương.

Khi ấy, tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức khánh thành công trình phục chế cầu Hiền Lương. Anh Hoàng Hữu, con trai của ông bà cưới vợ là chị Trần Thị Thu Huệ ở thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, ở bờ Nam.

Ngày nhà trai rước dâu cũng đi qua di tích cầu Hiền Lương lịch sử mới được khánh thành. Cuộc hội ngộ hạnh phúc của hai thế hệ trong một gia đình cùng diễn ra đầu tiên trên một chiếc cầu lịch sử càng làm cho đám cưới của họ như tình sử của mảnh đất đôi bờ sông Bến Hải.

Anh Hữu ngoài thời gian làm ruộng còn có thêm nghề buông lưới đánh cá trên sông Bến Hải. Chị Thu Huệ ở bờ Nam, mỗi ngày ra bờ sông chọn những bến trong để tắm giặt. Cá đánh bắt được anh cho thuyền ghé vào bờ bán lấy tiền nhưng cũng mong mỗi ngày được gặp chị.

Thương người con trai chịu khó tảo tần làm ăn nên chị quyết định chọn anh làm “bến trong” của cuộc đời người con gái. Trong tiệc cưới của anh Hoàng Hữu và chị Thu Huệ, bài hát “Cuộc đời vẫn đẹp sao” lại vang lên như chuyện tình lãng mạn của gia đình họ.

Anh chị sinh được một trai và một gái. Họ rất hạnh phúc trong căn nhà nhỏ thuộc khu vườn của ông bà Nghi.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm