| Hotline: 0983.970.780

Nước vối có lợi cho sức khỏe

Thứ Năm 19/12/2013 , 10:28 (GMT+7)

Việc uống nước vối hàng ngày chỉ có lợi, nhưng lưu ý nếu dùng nguyên liệu khô (lá hay nụ) thì phải bảo quản tốt, vì nếu nhiễm nấm rất dễ gặp các độc tố nấm (mycotoxin) sinh bệnh.

* Lá vối tươi pha hãm như nước chè uống hàng ngày có tốt không?

Nguyễn Hoài An, Tiên Lữ, Hưng Yên

Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là loại đồ uống rất thông dụng ở nông thôn, thậm chí cả thành thị, vùng đồng bằng Bắc bộ. Nước vối được dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh.

Sau quá trình ủ thì chất ngái do nhựa và chất diệp lục của lá sẽ bị phá huỷ và nước vối sẽ ngon hơn. Lá hoặc nụ vối sau khi thu hoạch được rửa sạch nhựa, cho vào thùng, thúng, bồ... rồi phủ rơm rạ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Nếu dùng chum, vại để ủ thì chất lượng sản phẩm sẽ ngon do chum, vại giữ được nhiệt và giữ được độ ẩm trong quá trình ủ tốt hơn.

Lót lá chuối khô hoặc ít rơm xuống đáy chum, lấy lá vối và các cuống con, bỏ các cuống già, các lá chết, cho vào chum, phía trên lớp lá vối lại phủ kín bằng rơm rạ hay lá chuối khô, sau đó úp sấp chum xuống mặt đất, để nơi thoáng mát, sau một thời gian theo kinh nghiệm (và tùy theo mùa) lấy ra phơi thật khô rồi cất đi để dùng dần. 

Lá vối ủ đúng cách thì được nước và uống thơm ngon hơn. Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh  như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu,  Salmonella, Bacillus subtilis... 

Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Theo tài liệu "Thuốc và sức khỏe": Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.

Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá đã ủ. Lá vối nấu nước uống có thể trợ giúp tốt trong việc chữa các bệnh hoặc tổn thương sau: Chữa bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa.  Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát, dùng thích hợp cho tất cả các mùa trong năm đặc biệt là mùa nóng.

Vì vậy việc uống hàng ngày chỉ có lợi nhưng lưu ý nếu dùng nguyên liệu khô (lá hay nụ) thì phải bảo quản tốt, vì nếu nhiễm nấm rất dễ gặp các độc tố nấm (mycotoxin) sinh bệnh, thậm chí có thể gây ung thư vì chứa nấm Aspergullus flavus sinh ra độc tố Aflatoxin.

*Tiếng Việt có từ thế kỷ nào? Ai là người phát minh ra tiếng Việt?

Trần Minh Chính, Tiên Phước, Quảng Nam

Tiếng Việt, còn gọi tiếng Việt Nam hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất.

 Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đặt mã hai chữ cái cho tiếng Việt là "vi" (tiêu chuẩn ISO 639-1) và đặt đại mã ba chữ cái cho tiếng Việt là "vie"  (tiêu chuẩn ISO 639-2).

Tiếng Việt được chính thức ghi nhận trong hiến pháp là ngôn ngữ quốc gia. Tiếng Việt bao gồm cách phát âm tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để viết. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ văn bản nào của Nhà nước (cấp quốc gia) công nhận đó là quốc tự...

Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa, xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp, tại nơi mà ngày nay là khu vực phía bắc lưu vực sông Hồng và sông Mã của Việt Nam. Nhóm ngôn ngữ Việt-Mường ở khoảng đầu Công nguyên là những ngôn ngữ hay phương ngữ không thanh điệu.

Về sau, qua quá trình giao thoa với Hoa ngữ và nhất là với các ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai vốn có hệ thống thanh điệu phát triển cao, hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt xuất hiện và có diện mạo như ngày nay, theo quy luật hình thành thanh điệu.

Sự xuất hiện các thanh điệu, bắt đầu khoảng thế kỷ thứ 6 (thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam) với ba thanh điệu và phát triển ổn định vào khoảng thế kỷ 12 (nhà Lý) với 6 thanh điệu. Sau đó một số phụ âm đầu biến đổi cho tới ngày nay. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất